Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Những lợi ích của rau đay

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 22/05/2023

Rau đay là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt. Rau đay không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng những giá trị dinh dưỡng quý báu.

Lá rau đay non thường mềm và thơm hơn, trong khi những lá già có thể có màu đất và nhiều xơ hơn

Lá rau đay non thường mềm và thơm hơn, trong khi những lá già có thể có màu đất và nhiều xơ hơn

Rau đay thường có vị đắng, tuy nhiên vị của chúng có thể khác nhau tùy theo độ non hay già. Những lá được thu hoạch khi còn non thường mềm và thơm hơn, trong khi những lá già có thể có màu đất và nhiều xơ hơn.

Thành phần dinh dưỡng của rau đay

Vì rau đay nhớt nên chúng thường được sử dụng làm chất làm đặc trong súp, món hầm và cà ri.

Rau đay hàm lượng calo thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A và C, riboflavin, folate và sắt. Dưới đây là phân tích dinh dưỡng của 87 gam rau đay nấu chín.

  • Lượng calo: 32
  • Chất đạm: 3 gam
  • Chất béo: 0,17 gam
  • Carb: 6 gam
  • Chất xơ: 2 gam
  • Canxi: 14% DV
  • Sắt: 15% DV
  • Magiê: 13% DV
  • Kali: 10% DV
  • Vitamin C: 32% DV
  • Riboflavin: 13% DV
  • Folate: 23% DV
  • Vitamin A: 25% DV

Tác dụng của rau đay

Rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng ngon miệng mà còn chứa đựng những công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y, rau đay vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng, tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa… và nhiều công dụng khác với sức khỏe.

Rau đay có thể được sử dụng làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và cho con bú, món ăn có rau đay tác dụng an thai và lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.

Rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng ngon miệng mà còn chứa đựng những công dụng tốt cho sức khỏe.

Rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng ngon miệng mà còn chứa đựng những công dụng tốt cho sức khỏe.

Hóa giải táo bón

Tác dụng này có được là vì trong rau đay khá nhiều nước. Vì nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Trong rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho dễ bị tống đẩy. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, hóa giải được táo bón.

Tăng cường lợi sữa

Rau đay được chứng minh là rất lợi sữa trên thực tế và lý thuyết. Vì rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều. 

Thanh nhiệt giải độc

Rau đay tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay nhiều nước, chữa nhiều nhầy, nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.

Khai thông tiểu tiện

Những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát sẽ tìm thấy ở rau đay một phương cách thú vị bài trừ các hiện tượng trên. Lý do rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.

Rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai

Rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai

Lưu ý:

Người khỏe mạnh nên ăn lượng rau đay vừa phải, khoảng 2-5 lần/tuần giúp thúc đẩy nhu động đường ruột và giúp đi tiểu dễ dàng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau đay có thể gây khó tiêu, nên người đang bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều.

Người dễ bị tiêu chảy, dễ lạnh bụng không nên ăn nhiều và liên tục rau đay. Khi rửa rau, không nên làm dập rau, hạn chế vò rửa quá kỹ làm mất chất nhầy từ rau và các vitamin, khoáng chất trong rau.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không ăn quá nhiều rau đay, vì điều này gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.