Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 23/04/2020

Rối loạn giấc ngủ là một chứng bệnh thường gặp ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại, do áp lực của cuộc sống và chế độ ăn không phù hợp. 

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại: Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh. Bệnh biểu hiện dưới 4 hình thái chủ yếu: Mất ngủ, ngủ nhiều, cận giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ. Trong đó mất ngủ là hay gặp nhất. Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ,gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì...,ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày.

Sinh lý giấc ngủ

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng các hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp tuần hoàn giảm chậm lại. Hoạt động của não trong giấc ngủ là một hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục hồi sức khoẻ của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Nói chung cả cuộc đời một người khoẻ mạnh dành 1/3 thời gian ngủ và 2/3 thời gian thức.

Chức năng của giấc ngủ

Giấc ngủ được chia thành 2 trạng thái riêng biệt: Trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement - REM) và trạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu nhanh (Non-Rapid Eye Movement - NREM).

Giấc ngủ giúp phục hồi sức khỏe, giúp làm cân bằng nội môi và có vai trò quyết định  trong điều hòa thân nhiệt và bảo tồn năng lượng. Giấc ngủ NREM tăng lên khi luyện tập thể dục và khi đói.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ 

  • Do thời gian thức ngủ hay thay đổi: thay đổi lịch làm việc, thay đổi múi giờ khi đi ra nước ngoài…
  • Do các yếu tố môi trường, người ngủ cùng…
  • Do sử dụng các chất kích thích: Trà, rượu, cà phê…
  • Do stress.
  • Các bệnh lý tâm thần: Trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, nghiện chất, tâm thần phân liệt…
  • Các bệnh lý đa khoa: Viêm khớp, hen, bệnh tim…
  • Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: Ác mộng, mộng du, chứng ngừng thở khi ngủ…

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ  

  • Ảnh hưởng đầu tiên của rối loạn giấc ngủ là tình trạng buồn ngủ, ngủ nhiều ban ngày, tình trạng này thường xảy ra khi người thiếu ngủ ngồi hoặc đứng im, ví dụ như khi đang xem phim, đang trong phòng họp..., hoặc khi thực hiện các động tác đơn điệu, ví dụ như đang lái xe, đang ghi chép...
  • Ảnh hưởng lên cảm xúc: Cảm giác khó chịu, thiếu động lực, bồn chồn, triệu chứng trầm cảm.
  • Ảnh hưởng lên khả năng thực hiện động tác: Thiếu tập trung, thiếu chú ý, giảm sự cảnh giác với nguy hiểm, phản ứng chậm hơn, dễ bị xao nhãng, thiếu năng lượng mệt mỏi, thiếu đồng bộ giữa các giác quan, giảm khả năng ra quyết định, hay quên, gây ra nhiều thiếu sót v.v...
  • Ảnh hưởng lên sức khỏe: Thiếu ngủ đã được chứng minh làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì, tiểu đường.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Các phương pháp điều trị bằng thuốc, can thiệp hành vi và thay đổi lối sống có thể góp phần điều trị mất ngủ.

  • Vệ sinh giấc ngủ: Là phương pháp giáo dục được thiết kế cho những người mất ngủ cũng như cho cộng đồng, bao gồm các hướng dẫn để làm thế nào có được nhịp thức ngủ lành mạnh.
  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Để cải thiện giấc ngủ, người ta thường thay đổi môi trường phòng ngủ. Tránh bất kỳ mọi hoạt động kích thích và tăng độ tỉnh táo trước khi đi ngủ như xem ti vi, đọc các sách có tác dụng hưng phấn, quan sát chuông đồng hồ. Nếu bệnh nhân không thể ngủ được sau 20 phút họ nên rời khỏi giường, ra khỏi phòng ngủ và chỉ quay lại phòng khi cảm thấy đủ mệt để buồn ngủ trở lại. Việc này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi bệnh nhân ngủ được.
  • Liệu pháp hạn chế giấc ngủ, tăng xu hướng ngủ và dễ đi vào giấc ngủ: Để hạn chế thời gian thức tỉnh trên giường và tăng hiệu quả giấc ngủ, bệnh nhân không nên đi ngủ quá sớm.
  • Liệu pháp hành vi - nhận thức: Nội dung giáo dục là khuyến khích bệnh nhân xác định rõ yếu tố nào là yếu tố thuận lợi, khởi phát của mất ngủ. Từ đó giải quyết các suy nghĩ thích nghi kém hoặc sự tin tưởng không đúng về mất ngủ.
  • Rèn luyện thư giãn: Bệnh nhân nên thực hiện thư giãn cơ bắp hàng ngày, tập các bài thư giãn vào buổi tối, không nên làm việc căng thẳng trong khoảng 60 phút trước khi đi ngủ.

Điều trị bằng thuốc tây y theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại:

  • Tất cả các thuốc chống trầm cảm đều tiềm tàng có tác dụng không mong muốn, vì vậy mà cần chú ý cân nhắc giữa cái lợi và cái hại.
  • Nhóm thuốc tâm thần và Barbiturate có nguy cơ cao vì vậy mà hai nhóm thuốc này không được khuyến cáo để điều trị mất ngủ.
  • Nếu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, phương pháp tốt nhất cho điều trị mất ngủ vẫn là dùng thuốc thì thuốc được lựa chọn nên là nhóm thuốc ngủ Non-Benzodiazepam, đây cũng là nhóm thuốc có tác dụng ngắn thế hệ mới được Hiệp hội thuốc và thực phẩm công nhận.
  • Tuy nhiên lạm dụng thuốc tây y để điều chỉnh giấc ngủ mang lại rất nhiều tác dụng phụ. Nên rất nhiều người đã tìm đến các bác sĩ Y học cổ truyền để trị bệnh cho họ, mang lại hiệu quả cao.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn
Tags : mất ngủ rối loạn giấc ngủ