Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Bệnh chàm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 24/08/2019

Bệnh chàm (hay còn gọi là Eczema) là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Căn bệnh này không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cản trở giao tiếp trong cuộc sống. Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Bệnh chàm là gì và bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm bệnh eczema là căn bệnh viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính do các nguyên nhân khác nhau. Từ đó các vùng da này sẽ bị ngứa, sưng đỏ và nổi mụn nước, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da.

Các triệu chứng của bệnh chàm

Theo các bác sĩ cho biết, bệnh chàm không lây lan giữa các chủ thế nhưng việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp cho các vết chàm không lan sang các vùng khác của cơ thể

Bệnh chàm có ba dạng: dạng dị ứng tiếp xúc (da đỏ ngứa, có mủ), dạng thể đồng tiền (da có đốm đỏ hình đồng tiền), chàm tiết bã (da ngả vàng, có vảy)

Nguyên nhân của bệnh chàm

Nguyên nhân nội sinh

Là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, tác động gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra bệnh:

  • Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường.
  • Bệnh lý: Nguyên nhân bệnh chàm có thể do các bệnh lý về viêm da cơ địa, viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan… làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận nên cũng là tác nhân gây bệnh.
  • Cơ địa: Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

Nguyên nhân ngoại sinh

Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học… đụng chạm vào da gây kích ứng, cụ thể:

  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: do người bệnh chàm tiếp xúc thường xuyên với lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,...
  • Các sản phẩm vi sinh: vi khuẩn, nấm…
  • Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát do gãi nhiều…
  • Vật dụng hàng ngày: chất liệu quần áo, khăn, giày dép, mỹ phẩm…
  • Thực phẩm: dị ứng thực phẩm, thường gặp là dị ứng trứng, sữa, đậu phộng...
  • Động vật và thực vật: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa...

Các triệu chứng của bệnh chàm eczema

Bệnh chàm không quá khó để nhận biết bởi chàm có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Bệnh chàm tiến triển qua 3 giai đoạn với những biểu hiện như sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Người bệnh chàm thấy vùng da bị chàm ngứa ngáy, ửng đỏ, rất khó chịu. Tiếp theo, mụn nước xuất hiện, ban đầu mụn có kích thước nhỏ, sau to dần và lan sang phần da xung quanh. Mụn nước mọc theo đợt, thành từng mảng dày.
  • Giai đoạn bán cấp: Người bệnh chàm eczema gãi hoặc va đập khiến mụn nước bị vỡ. Chất dịch chảy ra từ mụn đọng lại tạo thành vảy khô và bong ra để lại lớp da rất nhẵn. Từ đó lớp da mới tái tạo, dày hơn và sắc tố da đậm hơn lúc đầu.
  • Giai đoạn mãn tính: Bệnh chàm diễn ra trong khoảng thời gian nhiều hơn 6 tuần, không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

Vì thế nếu cơ thể nhận thấy những dấu hiệu như trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có các phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh chàm

Điều trị bằng Tây Y: có 2 phương pháp chính là thuốc bôi và thuốc uống theo nguyên tắc hạn chế các triệu chứng điển hình của bệnh chàm như dùng dung dịch Jarish đắp nhiều lần để giảm tình trạng ngứa hoặc dùng thuốc an thần, kháng Histamin để giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh

Điều trị bằng Đông y: Cũng giống như Tây Y, Trong Đông y, để điều trị bệnh chàm chúng ta vẫn phải tuân theo nguyên tắc giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh chàm bằng cách sử dụng các loại thảo dược lành tính như:

  • Lá sim: Rửa sạch và sắc lên cùng nước cho tới khi hỗn hợp sánh lại thành dạng cao. Sau đó, bôi lên vết thương mỗi ngày.

Lá sim có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh chàm da

  • Lá ổi: Rửa sạch, đun sôi rồi đổ ra chậu, ngâm vùng da người bệnh chàm khoảng 20 phút. Nhẹ nhàng chà bã lá ổi lên những vùng da sưng đỏ rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Lá trà xanh: Chuẩn bị 100g lá trà xanh, đun sôi 10 phút, đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh cho vừa đủ ẩm rồi ngâm mình.

Nhiều người sử dụng lá trà xanh để uống nhưng ít ai biết rằng lá trà xanh còn giúp điều trị bệnh chàm trên da

Bệnh chàm nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp đẩy lùi sớm bệnh chàm và ngăn ngừa tái phát. 

Nên sử dụng: 

  • Thực phẩm giàu Probiotic: Sữa chua, sữa, phô mai mềm lên men,,..
  • Thực phẩm có tính chống viêm: Rau có lá xanh đậm, cá biển, đậu nành,…
  • Người bệnh chàm eczema nên bổ sung vitamin: Vitamin C (cam, bưởi, dâu tây); vitamin E (hạt hướng dương, bơ); kẽm (thịt nạc đỏ, hạt bí);…
  • Dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, bệnh nhân có thể dùng uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm.

Nên kiêng:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Đậu phộng, cua, hến, tôm,…
  • Nội tạng động vật: Gan, lòng, mề,…
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
  • Thực phẩm ngọt: Socola, bánh kem, kẹo,…

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn