Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Cà tím với những công dụng tuyệt vời

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 08/12/2021

Cà tím mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào. Trong cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Cà tím mang nhiều lợi ích sức khỏe mà không phải ai cũng biết

Đặc điểm cà tím

Đặc điểm

Tại Việt Nam, cà tím còn được gọi là cà nâu hay cà dái dê. Quả mọng đơn lẻ, thuôn dài, vỏ bóng loáng, có màu tím nhạt đến tím sẫm. Chiều dài quả từ 15 – 23 cm, đường kính từ 4 – 5 cm hoặc có thể lớn hơn.

Giá trị dinh dưỡng

Cà tím có chứa các loại vitamin như: vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B6 và các khoáng chất như: sắt, canxi, mage, photpho, đồng, mangan, kali và là một nguồn rất tốt của chất xơ, folate, thiamin, niacin, axit pantothenic, magnesium. Chứa một lượng rất thấp chất béo bão hòa, cholesterol và natri. Cà tím còn chứa anthocyamins, flavonoid.

Tuy một khẩu phần 100g cà tím chỉ cung cấp 35 calorie nhưng giá trị dinh dưỡng từ các thành phần khác lại không hề ít.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g cà tím

Giá trị dinh dưỡng trong 100g cà tím

Tác dụng của cà tím

Giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa

Quả cà tím có chứa nhiều chất xơ, đồng, mangan, B-6, thiamine cùng các vitamin và khoáng chất khác.

Ngoài ra, cà tím là một nguồn cung cấp các hợp chất phenolic hoạt động như chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào nếu chúng tích tụ với số lượng lớn.

Giảm Cholesterol "xấu" trong máu

Cà tím có chứa chất xơ có lợi cho mức cholesterol.

Kết quả của một nghiên cứu năm 2014 trên loài gặm nhấm chỉ ra rằng, axit chlorogenic, một chất chống ôxy hóa chính trong cà tím, có thể làm giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp, hoặc cholesterol “xấu” và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Sức khỏe tim mạch

Chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B-6 và chất chống ôxy hóa trong cà tím đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Một bài đánh giá được xuất bản vào năm 2019 cho thấy, ăn thực phẩm có chứa một số flavonoid, bao gồm cả anthocyanins, giúp giảm các dấu hiệu viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Chức năng nhận thức

Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy, nasunin - một anthocyanin trong vỏ cà tím - có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.

Nasunin cũng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và di chuyển chất thải ra ngoài.

Anthocyanins cũng giúp ngăn ngừa chứng viêm thần kinh và tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và các khía cạnh khác của suy giảm tinh thần do tuổi tác.

Sức khỏe của mắt

Cà tím cũng chứa chất chống ôxy hóa lutein và zeaxanthin.

Lutein đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của mắt và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, có thể dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi.

Kiểm soát cân nặng

Chất xơ trong cà tím có thể giúp kiểm soát cân nặng của cơ thể. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ ít ăn những món khác hơn, vì chất xơ có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo - chúng có thể góp phần vào một chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo.

Giảm nguy cơ ung thư

Polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.
Anthocyanins có thể giúp đạt được bằng cách ngăn chặn các mạch máu mới hình thành trong khối u, giảm viêm và ngăn chặn các enzym giúp tế bào ung thư di căn.

Vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.

Vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.

Lưu ý khi dùng cà tím

  • Nên ăn cả vỏ: Vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.
  • Không ăn quá nhiều cà tím vì có thể gây độc: Solanine trong cà có tác dụng phụ là gây kích thích lên hệ hô hấp và gây mê. Dù có đun sôi chất này cũng không biến mất, vì vậy khi nấu nên cho thêm chút giấm để phân hủy solanine.
  • Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao: Vì cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, cách ăn cà tốt nhất để giữ được dinh dưỡng là hầm hoặc ninh nhừ.
  • Những người mắc bệnh hen suyễn, bệnh thận không nên ăn cà tím bởi có chứa lượng oxalate cao dễ gây nên sỏi thận.
  • Cà tím có tính hàn nên khi nấu có thể cho thêm một vài lát gừng. Những người đang tiêu chảy cũng nên tránh ăn nhiều cà.

(tổng hợp)

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH