Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Cây Mỏ quạ điều trị vết thương, nhiễm trùng ngoài da

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 13/07/2021

Mỏ quạ là cây được dùng như một vị thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Lá dùng chữa các vết thương phần mềm. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, ho lao, ho ra máu,..

Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, cuống lá mảnh, có lông

Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây Mỏ quạ)

Đặc điểm cây mỏ quạ

  • Mỏ quạ còn có tên gọi là Hoàng lồ, Vàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu. Tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
  • Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Mùa ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 10 -12.
  • Bộ phận dùng: Rễ, lá và cành non
  • Tính vị: Vị đắng, hơi tê, mùi nồng, tính ấm.
  • Công dụng chính: Điều trị vết thương lở loét, viêm cổ tử cung, giảm đau và chống nhiễm khuẩn, điều trị bỏng, lao phổi, ho ra máu, giảm phù nề…

Thành phần hóa học của mỏ quạ chủ yếu là Flavonoid. Bằng các phương pháp sắc ký cột, sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng còn phát hiện thêm khoảng 23 hợp chất phenol có màu, được tách ra thành 7 nhóm, từ F1 đến F7.

Theo Đông y, mỏ quạ có vị đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng lương huyết (làm mát máu), hoạt huyết phá ứ (thông mạch máu, tan máu tụ). Thân rễ và thân cành cũng có tác dụng hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa phong thấp, thường phối hợp với các vị thuốc có tác dụng khu phong, trừ thấp như cành dâu, quế chi, thiên niên kiện. Đặc biệt lá mỏ quạ có thể dùng trị vết thương phần mềm.

Công dụng của cây mỏ quạ

Cây mỏ quạ có rất nhiều công dụng, nổi bật nhất là hiệu quả chống nhiễm khuẩn, dùng trong điều trị vết thương rất hay, dưới đây là những công dụng chính:

  • Điều trị vết thương, lở loét, mưng mủ (Dùng lá)
  • Điều trị bỏng, chóng lên da non (Dùng lá)
  • Viêm nhiễm tử cung (Dùng lá)
  • Giảm đau (Dùng lá)
  • Ho lao, ho ra máu (Dùng rễ)
  • Giảm phù nề (Dùng rễ)

Cách dùng cây mỏ quạ

1. Điều trị vết thương, nhiễm trùng ngoài da

Bị nhẹ: Lấy một nắm lá mỏ quạ tươi giã nát, phần cuống lá thường không giã nát được, ta bỏ phần cuống và gân lá ra rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Nếu không có lá tươi có thể dùng cao lỏng lá mỏ quả bôi vẫn có tác dụng giảm viêm, chóng lên da non.

Vết thương nặng, khó liền: Kết hợp dùng chung với lá cây bòng bong (Bòng bong tươi, lá mỏ quạ tươi mỗi loại 1 nắm) giã nát, rồi đắp vào vết thương cho người bệnh 1 lần/ngày. Đến ngày thứ ba thì dùng thêm vị lá hàn the tươi, với tỷ lệ bằng nhau giã nát và đắp cho người bệnh, băng bó kín rồi định kỳ 3 ngày thì thay băng và vệ sinh, vết thương sẽ sớm lên da non và nhanh liền. Bệnh nhân lưu ý, thường xuyên kiểm tra sự tiến triển của vết băng, tránh để viêm nhiễm, vết thương nặng thêm khó điều trị.

Các nghiên cứu cho thấy lá mỏ quạ có những tác dụng: Nhanh chóng làm mất mùi hôi thối của vết thương nhiễm trùng, trung bình sau 3-4 ngày. Xúc tiến nhanh quá trình dọn sạch vết thương, một giai đoạn quan trọng trong quá trình hàn gắn vết thương. Đông y gọi hoạt động này là tác dụng “khứ hủ”. Làm nhanh đầy vết thương, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình liền sẹo, Đông y gọi là “sinh cơ”.

Lưu ý: Bài thuốc trên là thang thuốc dân gian, được dân gian sử dụng phổ biến từ lâu, ngày nay khoa học phát triển nên việc điều trị vết thương trở nên đơn giản hơn nhiều. Do vậy đây chỉ là bài thuốc để chúng ta tham khảo, không nên tự ý áp dụng cách trên vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh.

Cây mỏ quạ chống nhiễm khuẩn hiệu quả, dùng trong điều trị vết thương rất hay

Cây mỏ quạ chống nhiễm khuẩn hiệu quả, dùng trong điều trị vết thương rất hay

2. Điều trị bỏng

Dùng lá mỏ quạ tươi một nắm, giã nát rồi đắp vào vết bỏng. Hoặc lấy lá, cành non mỏ quạ nấu thành dạng cao lỏng. Khi bị bỏng lấy cao lỏng bôi ngay lên vùng da bị bỏng có hiệu quả tốt, giúp vết bỏng sớm lên da non và hạn chế sẹo.

3. Ho lao, ho ra máu

Để điều trị ho thổ huyết, lao phổi dùng rễ mỏ quạ khô 20g, củ bách bộ 20g, cây mật gấu 20g và rễ cây rung rúc khô khoảng 20g, các vị thuốc rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày.

4. Điều trị phù nề

Rễ mỏ quạ khô 25g, sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Còn dùng rễ mỏ quạ sắc uống kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị bệnh động kinh, giảm co giật.

Lưu ý khi sử dụng

  • Do rễ mỏ quạ có tính hoạt huyết, nên những bệnh nhân phẫu thuật và sau phẫu thuật không nên dùng.
  • Phụ nữ mang thai không dùng được vị thuốc này.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn