-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lá trầu không với những lợi ích tuyệt vời
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 02/04/2021
Lá trầu không là loại cây thân thuộc, phổ biến với người dân Việt Nam, có tác dụng trong điều trị viêm nhiễm, kháng khuẩn, bảo vệ làn da, dạ dày không bị oxy hóa và mắc bệnh. Ngoài ra lá trầu không còn rất nhiều lợi ích khác. Việc sử dụng lá trầu không rất đơn giản nhưng lại có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hình ảnh của lá trầu không
Đặc điểm lá trầu không
Lá trầu không, hay còn gọi là lá trầu, có tên khoa học thường gọi là Piper betle L. Lá trầu có tính nóng, ấm, mùi thơm, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn…. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như” tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó lá thường được sử dụng để trị ho, cảm cúm, chữa viêm da, nổi mẩn ngứa, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa bệnh tật.
Thành phần có trong cây trầu không
- Năng lượng: 44 kcal
- Nước: 85,4g
- Protein: 3,1g
- Lipid: 0,8g
- Muối khoáng: 2,3g
- Chất xơ: 2,3g
- Cacbohydrat: 6,1g
- Canxi: 0,5g
- Sắt: 0,007g
- Vitamin A: 2,5mg
- Và còn nhiều dưỡng chất quan trọng khác
Các tác dụng của lá trầu không
1. Trầu không giúp ngăn ngừa sâu răng
Các vi khuẩn tích tụ lâu dài trong khoang miệng với số lượng lớn là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Nhai lá trầu sẽ giúp tiết ra các hoạt chất chống viêm và vi khuẩn có tính sát khuẩn cao giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Lấy lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức. Cách chữa sâu răng với trầu không sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái và ít đau nhức nhất.
2. Trầu không có tác dụng chữa chảy máu chân răng, nhiệt miệng
Hoạt chất Flavonoid trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn và cầm máu tốt. Do đó người bị chảy máu chân răng, nhiệt miệng có thể nhai nát lá trầu trong miệng hàng ngày để làm thuyên giảm tình trạng răng miệng đang gặp phải.
3. Trầu không có tác dụng chữa hôi miệng
Lá trầu không rất giàu các chất chống oxy hóa và diệt khuẩn, điển hình là các hợp chất phenol có khả năng trị hôi miệng, hơi thở có mùi hiệu quả. Hãy lấy vài lá trầu không để nhai hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và cân bằng nồng độ trong khoang miệng, từ đó chữa hôi miệng tốt hơn.
Sử dụng lá trầu không để trị chứng hôi miệng hiệu quả
4. Trầu không điều trị đau họng, viêm họng
Hoạt chất polyphenol trong lá trầu không có tác dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Do đó lá trầu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian nhằm chữa trị đau họng, viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ. Hãy lấy một nắm lá trầu không, sau đó đem giã nát cùng với 1 thìa cà phê mật ong. Đem hỗn hợp này ngậm trong cổ họng khoảng 10-15 phút mỗi lần bị đau để giảm đi tình trạng đau họng, viêm họng do vi khuẩn.
5. Trầu không giảm thiểu Cholesterol máu
Tác dụng của lá trầu không là rất hiệu quả trong việc giảm thiểu Cholesterol máu. Chất Eugenol chứa trong lá trầu không có khả năng trung hòa các gốc tự do và ức chế sự tổng hợp và hình thành các Cholesterol xấu trong máu. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mỡ máu, gan nhiễm mỡ và các bệnh tim mạch nguy hại. Hãy uống nước từ lá trầu không thường xuyên để cải thiện tình trạng Cholesterol trong cơ thể.
6. Trầu không tiêu viêm, kháng khuẩn
Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất polyphenol có khả năng kháng viêm và sát khuẩn cao. Do đó đây là loại thảo dược có tính sát trùng tự nhiên nên sử dụng. Chỉ cần giã nát lá trầu rồi đem đắp ở những nơi bị nhiễm khuẩn sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn.
7. Trầu không hỗ trợ làm lành vết thương
Các hoạt chất chống oxy hóa cao gốc phenol của lá trầu không có khả năng chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả. Tác dụng của lá trầu không này đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa trong việc cầm máu, chữa lành các vết thương hở. Hãy lấy một nắm lá trầu không, đem giã nát rồi đắp lên vết thương cần điều trị. Tiến hành dùng gạc băng lại, sau vài ngày vết thương sẽ khép miệng và chóng lành lại.
8. Trầu không có tác dụng giảm đau
Lá trầu không là một loại thuốc giảm đau tự nhiên rất tuyệt vời. Tác dụng của lá trầu không thường được dùng khi có thể có các vết tím bầm, vết trầy da, sưng viêm do tai nạn… Hãy giã nát một ít lá trầu không rồi đem đắp lên vết đau, hoặc có thể uống nước lá trầu không cũng đem lại hiệu quả giảm đau tương đương.
9. Trầu không giúp điều trị cảm lạnh, nhức đầu
Lá trầu có tính nóng, ấm, do đó có thể giúp điều trị chứng cảm lạnh do thời tiết gây ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ. Ngoài ra, lá trầu có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp người bệnh mau chóng khỏe lại và hồi phục. Hãy lấy một ít lá trầu không, đem giã nát rồi bọc trong một chiếc khăn xô để chà xát dọc sống lưng giống như cạo gió, tình trạng cảm lạnh sẽ được chữa khỏi.
10. Trầu không có tác dụng chữa đau đầu
Do có tính chất giảm đau và kháng viêm, lá trầu không cũng thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau đầu. Hãy sử dụng lá trầu không giã nát để đắp lên vùng thái dương, còn nước cốt thì đem uống hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm các cơn đau đầu xuất hiện.
11. Trầu không điều trị nổi mẩn ngứa, mụn nhọt do viêm da
Lá trầu không có tác dụng gì với da mặt? Với khả năng sát khuẩn và chống viêm cao, lá trầu không sẽ giúp các chị em phụ nữ phòng ngừa được chứng nổi mẩn ngứa, mụn nhọt do viêm da cơ địa, dị ứng hoặc vi khuẩn tấn công. Hãy lấy một nắm lá trầu không, giã nát rồi đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa, chắc chắn bạn sẽ hài lòng về tác dụng này.
Sử dụng trầu không để giải quyết mẩn ngứa, mụn nhọt trên da
12. Trầu không hỗ trợ chữa nấm da
Chất Chavicol còn có tác dụng tuyệt vời trong chữa nấm da do bệnh lý hoặc do vi khuẩn tấn công lên da. Bạn có thể giã nát rồi đắp lá trầu không lên khu vực bị nấm hoặc là dùng nước lá trầu không đun sôi để rửa khu vực bị bệnh.
13. Trầu không trị nước ăn chân tay
Chavicol và Betel-phenol trong lá trầu không có khả năng kháng viêm và sát khuẩn mạnh. Do đó sẽ giúp bạn không bị tình trạng nước ăn chân tay gây ngứa ngáy khó chịu. Hãy lấy một nắm lá trầu không đem đun với nước sôi, sử dụng nước đó để rửa tay chân hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm tình trạng nước ăn chân tay hiện tại.
14. Trầu không chữa hen suyễn
Khi bị hen suyễn, nồng độ histamin tăng cao gây ra hiện tượng tắc nghẽn khí quản, khiến người bệnh khó thở. Hoạt chất polyphenol trong chiết xuất của lá trầu không sẽ giúp chống viêm, giảm tình trạng bị hen suyễn, giảm đi nồng độ histamin tăng cao trong máu gây bệnh. Hãy sử dụng nước uống từ lá trầu không thường xuyên để giảm bớt tình trạng hen suyễn.
15. Trầu không giúp điều trị chứng viêm phế quản
Ngoài tác dụng của lá trầu không trong chữa viêm họng và ho, nó còn được sử dụng để điều trị chứng viêm phế quản kéo dài nhiều ngày. Hãy sử dụng lá trầu không được giã nát để chà xát lên vùng ngực nhằm giúp thuyên giảm tình trạng bệnh hiệu quả. Từ đó khả năng hô hấp sẽ được cải thiện tốt hơn.
16. Trầu không giúp chữa chứng tiểu rắt, tiểu buốt
Tiểu rắt hoặc tiểu buốt là tình trạng xảy ra khi thận đang bị sỏi hoặc đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Hãy uống nước lá trầu không hàng ngày để giúp chống viêm, bảo vệ đường tiết niệu nhờ vào hoạt chất polyphenol có tính sát khuẩn cao. Từ đó không còn tình trạng bị tiểu buốt, tiểu rắt làm phiền.
17. Trầu không hỗ trợ điều trị vết bỏng do nước sôi
Khi bị bỏng, nguy cơ nhiễm khuẩn từ vết thương là rất cao. Lá trầu không sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau và sát khuẩn, ngăn không cho vết bỏng lở loét hiệu quả. Hãy lấy một vài lá trầu đem hơ trên bếp cho mềm ra, sau đó quét thêm một lớp mỏng thầu dầu trên lá rồi đắp lên vết bị bỏng. Cứ cách khoảng vài tiếng thì thay lá một lần, bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị bỏng tuyệt vời của lá trầu.
18. Trầu không giúp điều trị tình trạng bong gân do sái khớp
Lá trầu không có khả năng chống viêm, sưng đau rất hiệu quả. Hãy lấy khoảng 10g lá trầu, 12g nghệ tươi cùng một chút lá cúc tần và lá xạ can đem giã nát với nhau. Sau đó đem hỗn hợp trộn cùng với một chút giấm hoặc rượu trắng rồi thoa lên vết thương bị bong gân. Tình trạng sưng đau do bong gân sẽ sớm được chữa khỏi.
Lá trầu không có khả năng chống viêm, sưng đau rất hiệu quả
19. Trầu không hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp
Lá trầu không giàu Flavonoid và các chất chống viêm có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Hãy thực hiện bài thuốc gồm: rễ cây xấu hổ, rễ lá lốt và trầu không, mỗi loại 12g đem sắc nước để uống liên tục trong 7 ngày. Khi đó tình trạng phong thấp sẽ được thuyên giảm đáng kể.
20. Trầu không hỗ trợ điều trị đau khớp do viêm do gout
Tác dụng của lá trầu không có thể giúp chữa trị tình trạng đau khớp, viêm khớp do viêm nhiễm gây ra do các hoạt chất có tính sát khuẩn cao ẩn chứa trong lá trầu, điển hình là chất Chavicol. Hãy lấy một nắm lá trầu không, đem đi giã nát rồi đắp lên khu vực đang bị đau khớp, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
21. Trầu không chữa các bệnh phụ khoa
Phụ nữ hoàn toàn có thể chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không cũng như các bệnh như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu một cách dễ dàng. Đó là bởi lá trầu chứa flavonoid có hoạt tính sát khuẩn cao, có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa cực kỳ hiệu quả.
Hãy sử dụng khoảng 10 lá trầu không đem đun sôi trong 1,5-2 lít nước. Sau đó lấy nước lá để rửa sạch vùng âm đạo từ 5-10 phút. Thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp các chị em ngăn ngừa các bệnh phụ khoa có thể gặp phải.
22. Trầu không giúp chữa chứng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh
Chiết xuất tinh dầu từ lá trầu không có thể giúp làm nóng, đả thông tuyến vú của phụ nữ sau sinh, từ đó giúp không còn bị tắc tia sữa gây ra những cơn đau nữa. Hãy lấy vài lá trầu không, đem hơ nóng trên bếp rồi đắp lên bầu vú sẽ thấy hiệu quả mang lại chỉ sau vài phút.
23. Trầu không có tác dụng chữa chứng hôi nách
Trầu không ngoài việc có khả năng khử mùi hôi miệng, nó còn có thể giúp chữa chứng hôi nách gây khó chịu cho cơ thể thông qua các hoạt chất sát khuẩn và chống viêm của mình. Hãy lấy nửa quả chanh xát đều lên vùng nách, đợi 5 phút sau đó rửa sạch lại rồi giã nát lá trầu lấy nước cốt đem lau lên vùng nách. Thực hiện như vậy từ 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp chữa khỏi tình trạng hôi nách của bạn.
Dùng lá trầu không giúp điều trị chứng hôi nách hiệu quả
24. Trầu không giúp giảm thiểu đầy bụng, khó tiêu
Bằng cách nhai nát lá trầu không hoặc uống nước ép từ lá trầu, tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ được thuyên giảm do trong lá trầu không chứa đến 1,8% tinh dầu (cá biệt lên đến 2,4%) và có đặc tính nóng ấm. Các nhà khoa học đã xác định được các hoạt chất Phenol trong tinh dầu lá này là Betel-phenol và Chavicol.
25. Trầu không hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Lá trầu không có hoạt tính chống viêm và kháng khuẩn cao, cho nên phù hợp với những người mắc bệnh trĩ đang gặp tình trạng lở loét, đau đớn, chảy máu do sa búi trĩ,... Hãy lấy một nắm lá trầu không đem đun với nước sôi cùng với 1 thìa muối. Sau đó dùng nước đó để rửa vùng hậu môn hoặc ngâm, tuy nhiên cách này chỉ nên dùng với người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu.
26. Trầu không hỗ trợ điều trị táo bón
Các hoạt chất chống oxy hóa cao của lá trầu không sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và gốc tự do trong dạ dày gây ra tình trạng táo bón ở người. Hãy lấy một nắm lá trầu không đem đun cùng với nước sôi, sau đó lấy nước đó để uống mỗi khi khát hàng ngày, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm và chóng hồi phục.
27. Trầu không hỗ trợ điều trị chứng sốt rét
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Flavonoid và Terpenes trong lá trầu không có thể tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người. Từ đó tình trạng sốt rét sẽ được thuyên giảm đáng kể và mau khỏi bệnh. Hãy sử dụng nước lá trầu không để uống nhằm hạ sốt và điều trị bệnh tốt hơn.
28. Trầu không có tác dụng điều trị đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường thường có mức oxy hóa cao do căng thẳng và đường huyết tăng vọt so với người bình thường. Do đó sử dụng lá trầu không sẽ giúp chống lại sự oxy hóa này và khiến đường huyết duy trì ở mức ổn định. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự hiệu quả khi điều trị đái tháo đường type 2 bằng lá trầu.
Có thể tán nhỏ lá trầu không thành bột để sử dụng lâu dài hoặc uống nước lá trầu không để giúp giảm bớt lượng đường trong máu.
Lá trầu không giúp cải thiện đường huyết trong máu
(Tổng hợp)
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|