Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Phương pháp châm cứu trị liệu

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 25/05/2020

Phương pháp châm cứu trị liệu

Phương pháp điều trị đau lưng bằng châm cứu

Các bác sĩ châm cứu sử dụng một cây kim nhỏ để châm vào một vị trí bộ phận nhất định của cơ thể con người, sau đó sử dụng các kỹ thuật phù hợp để làm giảm bớt sự đau đớn mà bệnh tật gây ra cho bệnh nhân, đồng thời giúp họ phục hồi sức khỏe. Đây chính là phương pháp trị liệu bằng châm cứu. Nguồn gốc của điều trị châm cứu là từ thời kỳ đồ đá. Vào thời điểm đó, trong quá trình sử dụng các công cụ bằng đá, mọi người phát hiện ra rằng việc kích thích một số bộ phận trên bề mặt cơ thể bằng đá có thể làm giảm một số bệnh. Cuốn sách y khoa lâu đời nhất ở Trung Quốc: “Nội kinh” có ghi chép về trị bệnh bằng Biếm Thạch. Biếm Thạch là một loại kim đá, là công cụ trị liệu y khoa cổ nhất được mọi người chế tạo và ứng dụng. Sau này, người ta dùng cả kim xương, v.v... để tiến hành châm cứu trị liệu. 

Với sự phát triển của xã hội và kỹ thuật sản xuất, các công cụ dùng cho châm cứu không ngừng được cải tiến, từ kim đá và kim xương đến kim đồng, kim sắt và kim thép không gỉ. Ở Trung Quốc cổ đại, còn được ghi chép sử dụng kim vàng và kim bạc.

Ngày nay có rất nhiều loại kim châm cứu được sử dụng. Thường được sử dụng nhiều nhất là kim châm cứu và kim tam lăng. Hào châm được sử dụng để châm cứu trị liệu nhiều loại bệnh khác nhau, ngoài ra còn có cả châm cứu gây tê,v.v... Dựa vào độ dày của kim, hào châm phân thành 4 loại là số 26, số 28, số 30, số 32; dựa vào độ dài ngắn của kim phân thành mấy loại như: 5 phân, 1 thốn, 1 thốn 5 phân, 2 thốn, 2 thốn 5 phân, 3 thốn, v.v…

Chỉ định và chống chỉ định của hào châm

Chỉ định:

  • Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc,…
  • Các chứng đau cấp và mạn tính: đau do đụng giập, chấn thương, đau sau mổ, đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau trong các bệnh lý về thần kinh…
  • Một số bệnh do viêm nhiễm như viêm tuyến vú, chắp, lẹo….

Chống chỉ định:

  • Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai.
  • Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
  • Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa…

Để thực hiện kỹ thuật hào châm cần chuẩn bị

Phương tiện:

  • Kim hào châm vô khuẩn dùng một lần.
  • Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 700

Người bệnh:

  • Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
  • Người bệnh nằm tư thế thoải mái, chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.

Các bước tiến hành

– Bước 1:

  • Xác định và sát trùng da vùng huyệt
  • Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng châm

– Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:

  • Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
  • Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt“Đắc khí” (Người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, Người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

– Bước 3: Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.

Trong quá trình thực hiện châm cứu, bác sĩ cần chú ý nắm bắt được góc độ và độ sâu của kim châm, đồng thời chú ý đến kỹ thuật châm. Tùy thuộc vào vị trí châm kim khác nhau trên cơ thể mà ta có các góc độ châm không giống nhau. Ba góc độ khác nhau thường hay sử dụng là: châm thẳng, châm nghiêng và châm bằng. Sau khi đưa kim vào, để cho bệnh nhân cảm nhận được kim châm, thì phải sử dụng một số kỹ thuật nhất định. Các kỹ thuật châm cứu thường được sử dụng trong thực hành lâm sàng bao gồm: tiến kim, lui kim, vê kim, rút kim và lưu kim.

Sau khi châm cứu vào đúng huyệt, trải qua các thủ pháp châm khác nhau và thời gian lưu kim đủ dài, có thể khiến bệnh nhân cảm thấy: mỏi, tê, căng trướng, tức nặng, v.v .... Đồng thời, bác sĩ châm kim cũng cảm thấy kim bị nặng, hoặc mút kim, đó được gọi là "đắc khí". Sau khi "đắc khí", lại căn cứ vào thế chất và bệnh tình khác nhau của mỗi bệnh nhân để từng bước vận dụng các kỹ thuật phù hợp giúp đạt được mục đích hiệu quả điều trị.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn