Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Ăn gan động vật có tốt không?

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 16/05/2021

Gan động vật là nội tạng có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nếu như biến chế biến và dùng đúng cách.

Hàm lượng vitamin A trong gan động vật cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt, cá

Hàm lượng vitamin A trong gan động vật cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt, cá

Giá trị dinh dưỡng của gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể động vật, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn từ ruột;
  • Lưu trữ glucose, sắt, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác;
  • Lọc và loại bỏ các độc tố trong máu.

Theo nghiên cứu, hàm lượng có trong 100g thực phẩm ăn được dựa theo bảng thống kê:

Gan rất giàu vitamin A và chất sắt

Gan rất giàu vitamin A và chất sắt

Gan động vật là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

Hàm lượng vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic chất đạm và chất sắt rất lớn. Hàm lượng vitamin A trong gan động vật cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt, cá. Do đó, gan động vật có tác dụng làm sáng mắt, phòng chữa mỏi mắt, khô mắt giúp duy trì sự sinh trưởng tốt nhất.

Bên cạnh đó, lượng vitamin C và Selen phong phú của gan động vật giúp bạn chống lại sự oxy hoá. Bổ sung sắt cho những người bị thiếu máu, suy nhược, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt ăn gan động vật cũng rất tốt.

Mọi người thường lựa chọn các loại trái cây và rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của gan còn vượt trội hơn nhiều. Một lượng nhỏ gan không chỉ giàu protein chất lượng cao và ít calo, mà còn cung cấp hơn 100% nhu cầu hàng ngày của nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Gan có chứa độc tố?

Một quan niệm phổ biến khác về việc ăn gan là nguy cơ chứa độc tố. Tuy nhiên, gan không lưu trữ độc tố. Thay vào đó, nhiệm vụ của gan là xử lý độc tố và loại bỏ khỏi cơ thể một cách an toàn. Tóm lại, độc tố trong gan không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Các chuyên gia đã khẳng định ăn gan có tốt, vì vậy bạn không nên tránh ăn gan vì những lý do nêu trên.

Những người không nên ăn gan

Người mắc mỡ máu cao

Hàm lượng protein, chất béo trong gan động vật là rất lớn do đó những người mắc mỡ máu cao nếu ăn gan động vật sẽ làm nồng độ mỡ trong máu cao lên khiến bệnh nặng hơn.

Người mắc bệnh về gan

Tế bào gan không khỏe sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan động vật rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải vất vả hơn trong việc chuyển hóa chất. Điều hoàn toàn không tốt cho gan 1 chút nào.

Người bị cao huyết áp

Bệnh thường do lượng cholesterol trong máu cao do đó chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lành mạnh. Tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo.

Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp cao thường phải kiêng các món nôi tạng động vật (gan, ruột non,tim, cật,…) và chất béo và đường.

Người bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.

Do đó, khi bạn những thực phẩm gốc purin như phủ tạng động vật trong đó có gan động vật (cứ 100g gan động vật cho 300 mg purin) vì thế người mắc bệnh gout không nên ăn gan động vật.

Ngoài ra, gan nói riêng và các phủ tạng nói chung đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như: Tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì... Vì vậy, người cao tuổi nên ăn hạn chế. Còn người mắc các bệnh vừa nêu không nên ăn các loại phủ tạng này.

Lưu ý khi ăn gan động vật

Gan cần đun nấu kỹ càng không ăn đồ chín tái.

Gan cần đun nấu kỹ càng, không ăn đồ chín tái.

Tuy rằng ăn gan động vật mang lại nhiều lợi ích nhưng trong gan động vật cũng chứa nhiều cholesterol và kim loại nặng. Do vậy khi ăn không nên quá lạm dụng và nên chế biến món ăn đảm bảo phải đun nấu kỹ càng không ăn đồ chín tái. 

Không nên ăn quá nhiều gan động vật, không ăn gan chưa qua chế biến. Khi mua, quan sát màu sắc của gan phải đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có những nốt sần sùi, không có mùi lạ. Chế biến cần sơ chế kỹ, nấu chín tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc gan bị nhiễm khuẩn.

Gan động vật cũng như nhiều loại gan động vật khác, không nên xào nấu lẫn với những loại rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, rau cần, cà rốt, cải xoăn… vì vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải. Gan động vật có hàm lượng sắt, đồng cao, khi xào lẫn sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ quả này.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn