Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Ăn uống khoa học theo nhân tố Enzyme

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 03/09/2020

Cơ thể chúng ta được nuôi dưỡng bằng những món ăn hàng ngày. Nói cách khác, khỏe mạnh hay ốm đau đều là kết quả tích lũy của thói quen ăn uống mỗi ngày.

Nhân tố Enzyme (tên tiếng Anh là The Enzyme Factor) được viết bởi Giáo sư Hiromi Shinya nói về phương pháp ăn uống khoa học để sống khỏe mà ông đã dày công nghiên cứu cùng với sự trợ giúp của đông đảo các bệnh nhân của ông. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Khái niệm ENZYME

"Vị tướng" và "Tràng tướng"

Tương tự “nhân tướng”, dạ dày được coi là “vị tướng”, đường ruột được coi là “tràng tướng”. Người có vị tướng và tràng tướng tốt thì cơ thể và tâm trí của người đấy cũng khỏe mạnh.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến vị tướng và tràng tướng chính là thói quen ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Người sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp

Người sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp

ENZYME - Chìa khóa sức khỏe

Enzyme là tên gọi chung cho các protein xúc tác được tạo ra trong tế bào sinh vật, là chất cho phép tất cả các hoạt động được diễn ra để duy trì hoạt động sống của sinh vật. Dù là động vật hay thực vật, chỉ cần là nơi có sự sống nhất định sẽ tồn tại enzyme.

Các enzyme đang hoạt động trong cơ thể có hơn 5.000 chủng loại. Có hai kiểu enzyme, một kiểu được tổng hợp trong chính cơ thể con người (3.000 loại do các khuẩn đường ruột tạo ra), một kiểu khác được hấp thu từ bên ngoài thông qua thức ăn.

Người có dạ dày, đường ruột tốt ăn rất nhiều thức ăn tươi có chứa nhiều enzyme, không những giúp hấp thu các enzyme từ bên ngoài cơ thể, mà còn tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn tạo ra enzyme có thể hoạt động tốt.

Người có dạ dày, đường ruột xấu luôn có thói quen sử dụng hết các enzyme: uống rượu bia, thuốc lá, ăn uống không điều độ, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, môi trường sống căng thẳng, sử dụng các loại thuốc…

Việc ăn các thức ăn giàu enzyme sẽ giúp cơ thể tổng hợp được “enzyme nguyên mẫu”(enzyme diệu kỳ). Enzyme mặc dù có hàng nghìn loại nhưng không phải tạo ra với số lượng cụ thể cho từng loại, mà ban đầu cơ thể sẽ tạo ra enzyme nguyên mẫu (Enzyme diệu kỳ), sau đó sẽ chuyển hóa thành các loại enzyme chuyên biệt đáp ứng với nhu cầu cơ thể và được sử dụng tại những cơ quan cần thiết.

Số lượng và độ hoạt tính của enzyme ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng ta. Lượng enzyme trong cơ thể là chìa khóa nắm giữ “vận mệnh” của sinh vật. Nếu trong cơ thể có nhiều enzyme/ đồng nghĩa với năng lượng sống, khả năng miễn dịch của cơ thể cao. Hay nói cách khác, nếu chúng ta kiềm chế được việc tiêu thụ enzyme, luôn duy trì một số lượng enzyme ổn định cũng có nghĩa là chúng ta duy trì được trạng thái sức khỏe tốt cho bản thân.

Để duy trì sức khỏe tốt, ta cần thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống để tăng lượng enzyme trong cơ thể, đồng thời phải cải thiện các thói quen xấu làm tiêu tốn các enzyme này. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong “phương pháp ăn uống Shinya”

2. Phương pháp ĂN khoa học

Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều Enzyme. Cụ thể: Rau củ quả, thịt cá càng tươi càng chứa nhiều enzyme. Enzyme rất kém bền với nhiệt, càng nấu càng mất enzyme trong thực phẩm.

Bữa ăn tốt là 85 - 90% thực vật, 15 - 10% động vật

Nhai kỹ, ăn no tám phần tốt cho cơ thể

  • Lợi ích lớn nhất của thói quen này chính là giúp cơ thể tiết kiệm được enzyme diệu kỳ. Với các loại thức ăn thông thường, khi ăn, nên nhai 30 đến 50 lần. Điều này, sẽ giúp thức ăn được nghiền nát hoàn toàn và tự trôi xuống cuống họng. Với các loại thức ăn cứng hay đồ khó tiêu, nên nhai 70 đến 75 lần.
  • Nguyên nhân là cơ thể con người hoạt động theo cơ chế càng nhai kỹ càng kích thích tiết nước bọt, đồng thời giúp thức ăn được trộn đều với dịch dạ dày và dịch mật, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Kích thước thức ăn mà thành ruột có thể hấp thu được là 15 micron (tương đương 0,015 millimeter). Với những thức ăn lớn hơn kích thước này sẽ không được hấp thu mà bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, nếu không nhai kỹ, dù bạn có ăn no mười phần thì cơ thể cũng chỉ hấp thu được ba phần mà thôi.
  • Những thức ăn không được tiêu hóa, hấp thu sẽ bị thối và lên men bất thường trong ruột, sinh ra các chất độc hại. Các chất độc này khiến cơ thể phải tiêu một lượng lớn enzyme để giải độc. Hơn nữa, các loại thức ăn dễ tiêu cũng biến thành khó tiêu, làm thay đổi tỷ lệ hấp thu của cơ thể. Do đó, dù bạn có thực hiện chế độ ăn cân đối thì cũng có khả năng bị thiếu chất. Đặc biệt, là các chất vi lượng.
  • Việc nhai kỹ cũng có hiệu quả trong việc giảm cân. Bởi nhai kỹ sẽ tốn thời gian nhiều hơn, khiến lượng đường huyết trong máu tăng lên trong khi ăn, gây ức chế cảm giác thèm ăn và tránh việc ăn quá nhiều. Bạn không cần phải ép bản thân giảm lượng ăn, chỉ cần nhai kỹ là bạn sẽ cảm thấy no bụng với một lượng thức ăn cần thiết cho bản thân.
  • Một lợi ích nữa của việc nhai kỹ là có thể tiêu diệt các ký sinh trùng – thường gặp trong cá ngừ, cá mực, cá sông. Những loại ký sinh trùng này rất nhỏ, chỉ khoảng 4 – 5mm. Nếu không nhai kỹ mà nuốt thẳng sẽ có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng trong nội tạng. Tuy nhiên, nếu bạn nhai 50 đến 70 lần, các ký sinh trùng này có thể bị giết chết ngay trong khoang miệng.

Kết luận:

  • Tỉ lệ cân đối giữa thực phẩm thực vật chiếu 85% - 90%, trong đó ngũ cốc (bao gồm các loại hạt, đỗ) chiếm 50%, rau củ quả chiếm 35% - 40% và thực phẩm động vật là với 10% - 15%.
  • Với các loại ngũ cốc, chọn những loại ngũ cốc không chế biến tinh. Với thực phẩm động vật, cố gắng ăn các loại thịt động vật có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người, ví dụ như tôm nhỏ, cá nhỏ,…
  • Tất cả các loại thực phẩm đều chọn loại tươi mới, chưa qua tinh chế, cố gắng giữ nguyên trạng thái tự nhiên chưa qua chế biến.
  • Không ăn trái cây giữa bữa ăn, nên ăn trái cây trước và sau bữa ăn chính ít nhất là 30 phút.
  • Ăn nhiều thực phẩm sống hoặc hấp thay vì đun nấu kỹ ở nhiệt độ quá cao sẽ giết chết nhiều enzyme
  • Ăn nhiều những thực phẩm đã lên men. Hạn chế dùng bơ thực vật, ăn đồ chiên rán. Không ăn những thực phẩm đã bị oxy hóa.
  • Ăn ít một, nhai kỹ. Nhai kỹ trước khi nuốt
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng chế độ
  • Dừng ăn trước khi đi ngủ 4 đến 5 giờ. Nên để bụng rỗng khi ngủ.

3. Phương pháp UỐNG khoa học

Khái niệm nước tốt

“Nước Tốt” là nước không bị ô nhiễm bởi các chất hóa học và có tính khử mạnh. Do đó, nước có tính kiềm mạnh chính là “Nước Tốt”. Nước là đối tác tốt của các Enzyme diệu kỳ.

“Nước Tốt” là nước không bị ô nhiễm bởi các chất hóa học và có tính khử mạnh. Do đó, nước có tính kiềm mạnh chính là “Nước Tốt”

Nước tốt là nước có tính kiềm mạnh

Nước uống chiếm đến 70% cơ thể, do đó bổ sung nước hàng ngày là điều kiện tiên quyết và thứ yếu quan trọng để bạn duy trì bảo vệ sức khỏe.

Nước đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong cơ thể con người. Trong đó, chức năng quan trọng nhất là cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước còn giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn đường ruột và enzyme. Thậm chí cả dioxin hay các chất ô nhiễm từ môi trường, phụ gia thực phẩm, các chất gây ung thư… nước đều đào thải ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, người không hay uống nước sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Nước từ miệng đi xuống dạ dày, được dạ dày hấp thu, nhờ các mạch máu mà được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đó, nước giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Các loại nước tốt còn có khả năng làm giảm cholesterol và các chất béo trung tính trong máu.

Cách uống nước khoa học

Với người trưởng thành, một ngày nên uống ít nhất 1.500 ml – 2.000 ml, người cao tuổi nên uống 1.000 ml

Vào mùa hè, nước uống ở khoảng 20 độ. Vào mùa đông, uống nước ấm và nên uống từng chút một.

Thời điểm và lượng nước uống:

  • Uống nước ngay sau khi ngủ dậy: 500 ml – 750 ml
  • Uống nước trước khi ăn trưa và ăn tối 1 tiếng: 500 ml
  • Uống trước khi ngủ tối 1 tiếng: 500 ml – 750 ml

Tất nhiên, đây chỉ là phương án tham khảo. Vào mùa hè hay với những người thường xuyên vận động dễ ra mồ hôi cần phải bổ sung nước nhiều hơn nữa. Tùy vào kích thước, hình thể mỗi người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Tự bản thân mỗi người phải phán đoán lượng nước cần hấp thu trong một ngày cho phù hợp với cơ thể.

Vài thông tin về Giáo sư HIROMI SHINYA

Giáo sư Hiromi Shinya

Giáo sư Hiromi Shinya

  • Hiromi Shinya, sinh năm 1935 tại Fukukoka (Nhật Bản) hiện là giáo sư chuyên nghành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, và là trưởng khoa nội soi bệnh viện Beth Israel.
  • Giáo sư Shinya cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng bệnh nhân, hay còn gọi là phương pháp Shinya vào khám chữa bệnh. Điều này đã mở ra một bước tiến mới cho y học thế giới.
  • Với 40 năm trong nghề, bác sĩ Hiromi đã chữa bệnh cho hàng trăm nghìn bệnh nhân. Ông hiện chịu trách nhiệm việc điều trị và khám sức khỏe cho nhiều thành viên Hoàng gia Nhật Bản cũng như các quan chức chính phủ nước này. Ngoài ra, nhiều người nổi tiếng ở Mỹ, bao gồm ngôi sao giới showbiz và thành viên chính phủ cũng là bệnh nhân của giáo sư Shinya.

Sách Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh của Giáo sư Hiromi Shinya

Sách Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh của Giáo sư Hiromi Shinya

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn