Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 22/08/2019

Say tàu xe là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bạn, trở thành nguyên nhân làm cản bước bạn trước những chuyến đi chơi xa. Tất cả những bí quyết chống say tàu xe được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn không còn phải tiếp tục khổ sở nữa.

Bệnh say tàu xe là gì?

Bệnh say tàu xe là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả

Bệnh say tàu xe

Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tàu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển)

Triệu chứng khi say tàu xe

Ở mức độ nhẹ: đầu tiên cơ thể sẽ có cảm giác khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…  khi bắt đầu bước lên xe hay xe bắt đầu khởi động nhưng sau đó các cảm giác này có thể dần mất đi do cơ thể đã thích nghi và quen dần với trạng thái di chuyển của xe.

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả
Triệu chứng khi say tàu xe

Ở mức độ nặng: với trường hợp bị say xe nặng thì lúc đầu chỉ thấy cơ thể nôn nao, nhức đầu, nhưng sau đó tuyến nước bọt sẽ bắt đầu tăng hoạt động điều tiết, bụng dạ cồn cào. Giai đoạn sau bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy buồn nôn và nôn, chóng mặt, đau đầu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ruột gan trống rỗng và cồn cào. Sau khi xuống xe tinh thần sẽ dần trở nên sảng khoái và bình ổn hơn nhưng vẫn khá là mệt mỏi, kiệt sức.

Vậy có cách nào giúp hết say tàu xe được không?

1. Không nên nhịn đói khi đi xe: 

Bạn sẽ rất dễ bị say xe nếu để bụng đói, vì thế trước khi lên xe nên ăn nhẹ một chút gì đó. Tuy vậy bạn không nên ăn quá no. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày hoạt động rất vất vả, việt tiêu hóa thức ăn cũng sẽ khiến bạn dễ say xe hơn

2. Nhìn ra xa:

Nếu bạn bị mắc căn bệnh say tàu xe, hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển. Không nên nhìn vào các vật gần như điện thoại, sách báo, truyện tranh....

Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục "ngọ nguậy" quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt dẫn đến say xe

3. Uống thuốc chống say:

Nếu bạn có việc phải đi xe đường dài, hãy uống một viên thuốc chống say trước khi lên xe khoảng 30 - 40 phút. Nên uống thuốc với nước ấm và vitamin B1 để giảm thiểu khả năng say xe

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả

Uống thuốc chống say tàu xe

4. Bấm huyệt mát xa:

Có 2 huyệt vị giúp bạn hạn chế say xe đó là huyệt nội quanhuyệt hợp cốc. Chịu khó bấm 2 huyệt này trong khi di chuyển trên xe sẽ giúp giảm tình trạng say đáng kể.

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả

Huyệt nội quan

Bệnh say tàu, xe và biện pháp chống say tàu, xe hiệu quả

Huyệt hợp cốc

5. Sử dụng gừng tươi:

Bạn có thể dùng một miếng gừng tươi hoặc một miếng khoai tây tươi dán vào vùng rốn, sau đó dùng băng dính dán dính chặt vào trong quá trình di chuyển. Đồng thời có thể dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm một miếng gừng tươi trong miệng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

6. Vỏ cam quít:

Bạn có thể tận dụng một số vỏ cam quít tươi, cuộn tròn lại và nhét vào mũi, tinh dầu ở vỏ cam sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh say xe. Ngoài ra nếu bạn không có vỏ cam quít, vỏ chanh hoặc vỏ trái cây thuộc họ cam quít cũng có thể sử dụng để thay thế

7. Chuyển hướng sự chú ý:

Bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc chú ý đến việc gì khác thay vì suy nghĩ rằng bạn đang đi xe, bạn sợ say và bạn có cảm giác buồn nôn. Càng nghĩ nhiều, càng dễ bị say. 

Ngoài ra, nếu không có giải pháp tốt hơn, bạn nên cố gắng ngủ trong thời gian di chuyển. Ngủ là cách tốt nhất để dỗ dành cơ thể vượt qua được cảm giác say xe một cách nhẹ nhàng.

8. Chú ý thông gió:

Đây là trường hợp điển hình của bệnh say xe. Đa số người bệnh đều phàn nàn rằng trên xe khá bí hoặc nặng mùi xăng dầu khiến mình say xe. Vậy nên, nếu không mở được cửa kính xe để thông gió, bạn hãy ngồi lên phần đầu của xe, nơi có quạt gió hoặc họng điều hòa tỏa ra

Bệnh say tàu xe có thể chữa dứt điểm được không?

Hầu hết những người bị say tàu xe thường do ít di chuyển bằng xe khách mà thường xuyên di chuyển bằng xe máy. Vậy nên cách tốt nhất để chữa dứt điểm đó là đi xe khách nhiều hơn. Bạn có thể tập luyện bằng cách đi xe bus thường ngày thay vì xe máy. Việc này giúp cơ thể của bạn làm quen với cách đi xe và khi đi xe đều đặn bạn sẽ không còn bị say xe nữa

Ngoài ra bạn nên vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Bởi khi bạn đã quen với vận động, nhào lộn, cơ thể liên tục thay đổi trạng thái, thì khi ngồi trên xe với tốc độ nhanh hoặc gặp đường xấu "ổ gà" thì vẫn có thể kiểm soát được sự cân bằng.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn