-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thực phẩm
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 22/08/2019
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, trường hợp nặng nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng.
Hầu hết trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh sẽ dần hồi phục sau khi đã đào thải hết chất độc ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi đặc biệt cần chú ý tránh bị ngộ độc thực phẩm vì có khả năng dẫn đến tổn thương không thể chữa khỏi.
I. Cách chăm sóc người bị ngộ độc thức ăn
1. Bổ sung nước và các chất điện giải:
Người mắc hội chứng ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng điển hình đó là sốt, nôn và đi ngoài, việc này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể nhanh chóng bị mất nước dẫn đến thiếu nước. Bạn nên uống thật nhiều nước để có thể bổ sung lại lượng nước đã mất trong cơ thể. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại bột bù nước như oresol.... bột giúp bù lại lượng khoáng và dinh dưỡng mà cơ thể đã mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Các loại bột này có bán ở các hiệu thuốc rất phổ biến.
Nên bổ sung ngay nước và các chất điện giải khi bị ngộ độc thực phẩm
- Nếu không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần đi khám ngay. Có thể bạn sẽ phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch.
- Không nên uống các loại đồ uống có gas hoặc caffein, các loại đồ uống này sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn gây khó chịu cho cơ thể
2. Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ sữa động vật đến khi khỏe hẳn
Khi đang chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ tạm thời ở trạng thái không dung nạp lactose. Do đó, tiêu thụ sản phẩm từ sữa (bơ, sữa, phô mai, sữa chua…) có thể dẫn đến biến chứng. Bạn nên tránh tiêu thụ sản phẩm từ sữa cho đến khi đảm bảo cơ thể đã khỏe mạnh như bình thường.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ sữa động vật đến khi khỏe hẳn
3. Để dạ dày nghỉ ngơi
Khi đang trong tình trạng ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ không còn cảm giác hứng thú với đồ ăn. Nhưng tốt nhất không nên ăn nhiều và ăn những thức ăn đặc để dạ dày đặc biệt là các đồ chiên, rán, đồ ăn cay. Chúng khá khó tiêu và sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày của bạn
- Nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, súp... sẽ khiến cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên chờ vài tiếng sau khi có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa rồi mới bắt đầu ăn.
- Trong mật ong có một chất kháng khuẩn tự nhiên điều trị chứng khó tiêu. Chính thì thế mật ong là một lựa chọn tốt để ăn bởi có thể giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Có thể dùng 1 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.
4. Sử dụng thuốc có chứa thành phần Paracetamol
Uống thuốc có chứa thành phần Paracetamon theo liều được khuyến nghị khi có triệu chứng sốt nhẹ hoặc đau đầu. Thuốc có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng đau nói chung.
- Không nên uống thuốc chữa tiêu chảy: Tiêu chảy là cơ chế đào thải độc tố tự nhiên của cơ thể. Vì thế các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không nên uống thuốc chữa tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm
5. Nghỉ ngơi nhiều
Bạn sẽ thấy mệt mỏi khi cơ thể đang tìm cách đào thải độc tố ra ngoài. Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhằm giúp cơ thể sử dụng năng lượng để hồi phục. Bạn nên có những giấc ngủ ngắn thường xuyên để bản thân không cảm thấy quá sức.
Nên nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe
- Tránh hoạt động gắng sức. Tham gia vào các hoạt động mạnh khi đang mệt mỏi có thể dẫn đến chấn thương.
II. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
- Luôn sử dụng thực phẩm còn tươi, không bị dập nát, thay đổi màu sắc, có mùi lạ… Nên sử dụng các loại thịt đã qua kiểm dịch, thực phẩm có tem mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn và chuẩn bị chế biến thức ăn. Quá trình chế biến thức ăn phải sạch sẽ và an toàn, luôn ăn chín uống sôi. Nếu để lâu quá 2 giờ thì trước khi ăn phải đun lại, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín và không để thực phẩm lẫn với các chất độc hại.
- Nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín để tránh các loại côn trùng, loài gặm nhấm như chuột, gián…bởi chúng thường mang các vi sinh vật lây truyền bệnh.
- Các dụng cụ nấu nướng luôn phải giữ sạch sẽ, không để dụng cụ bẩn qua đêm, bát đũa ăn xong phải rửa ngay và lau khô.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại bao bì, túi nilon từng chứa các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.... để bảo quản thực phẩm.
- Sử dụng các nguồn nước sạch trong ăn uống. Nước phải trong, không có mùi lạ. Dụng cụ chứa nước phải sạch sẽ, không có bụi, nấm, rêu. Nên sử dụng nước đun sôi để làm kem, đá.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|