Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Ngâm chân bằng nước muối gừng chữa bách bệnh

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 16/09/2019

Theo Y học cổ truyền bàn chân là nơi tập trung hơn 60 huyệt đạo quan trọng. Bàn chân cũng được coi là gốc của cơ thể và có tác động đến hầu hết bộ phận khác. Vì vậy, ngâm chân nước ấm (kết hợp một số dược liệu) trước khi đi ngủ không chỉ giúp thư giãn, ngủ ngon mà còn có một số tác dụng chữa bệnh khác.

Ngâm chân bằng nước muối với gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn có thể trị được các bệnh về xương khớp, đỗ mồ hôi chân, hôi chân & bệnh mất ngủ.

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn có nhiều ích lợi cho cơ thể như làm dịu cơn cao huyết áp, tạo kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não.

Ngâm chân nước muối gừng nóng

Bài thuốc chữa viêm khớp, đau khớp bằng nước muối gừng nóng

Chuẩn bị:

  • 2 lít nước
  • 1 củ gừng tươi
  • 20 gram muối hạt

Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau:

  • Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng). Nước ngâm chân khoảng 41 độ C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút có thể thêm nước nóng để giữ ổn định nhiệt độ của nước.
  • Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt.

Cách dùng:

  • Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 – 30 phút.
  • Khi ngâm nên kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
  • Thời gian ngâm chân tốt nhất là 9 giờ tối vì đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc tăng tuần hoàn máu.

Ngâm chân nước muối gừng nóng

Tác dụng của ngâm chân nước nóng theo Đông y

Ngâm chân bằng nước nóng giảm đau do viêm khớp

Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp , viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.

Ngâm chân bằng nước nóng tác dụng khử mùi hôi của chân

Việc ngâm chân không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân . Ngâm chân giúp làm sạch và giúp bạn có đôi bàn chân thơm tho. Ngoài nước ấm và muối bạn có thể một vài loại thảo dược khác như nước cốt chanh hoặc vỏ chanh, phèn chua để nhận được kết quả tốt hơn.

Giảm mất ngủ

Nhiều người thường gặp vấn đề với giấc ngủ khi bước vào tuổi trung niên, nhưng nếu dùng nước ấm và muối để ngâm chân đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn.
Nước ấm và muối sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.

Xóa tan mỏi mệt

Người thường xuyên mệt mỏi , uể oải cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối giúp cơ thể ấm lên từ bên trong, tuần hoàn máu và sự  trao đổi chất  cũng trở nên thông suốt đến tất cả các bộ phận trong cơ thể giúp tinh thần thoải mái.

Không còn đôi chân lạnh cóng

Khi thời tiết lạnh dần, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể.
Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.

Trị bệnh ngoài da

Bạn có thể trị bệnh nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.

Ngâm chân nước nóng đúng cách

Ngâm chân nước ấm là một liệu pháp đơn giản giúp máu huyết lưu thông, thư giãn tinh thần, giúp ngủ ngon và còn có thể giúp điều trị một loạt triệu chứng đau đầu, ngủ không ngon, tinh thần uể oải.

Khi ngâm chân cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Ngâm chân trong nước quá nóng có thể dẫn đến đau, tấy đỏ, thậm chí là bỏng nặng. Do đó, nước ngâm chân ấm không quá 41 độ C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút có thể thêm nước nóng để giữ ổn định nhiệt độ của nước.
  • Người có bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên choáng váng đầu thì cần lưu ý, không ngâm chân lâu, và chỉ ngâm ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
  • Nước trong chậu phải ngập qua mắt cá chân (khoảng 2cm). Nếu ngâm trong thùng cao thì ngâm chân trong nước tới bắp chân nhằm giúp khí huyết lưu thông tốt nhất.
  • Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn có đủ chỗ ngâm và chậu ngâm không quá chật chội, nhồi nhét.
  • Thời gian ngâm chân tốt nhất là 9 giờ tối vì đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc tăng tuần hoàn máu.
  • Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Khi ngâm nên kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.

 Lưu ý quan trọng:

  • Không ngâm chân với nước quá nóng.
  • Không ngâm chân khi đói hoặc khi vừa ăn nó.
  • Không ngâm chân khi ngồi phòng lạnh (điều hòa hoặc quạt quá lạnh)
  • Không đi ngủ luôn sau khi ngâm chân

Những người không nên ngâm chân

Ngâm chân tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng phương pháp này. Những đối tượng sau nên tuyệt đối tránh ngâm chân:

  • Trẻ em không nên ngâm chân nước nóng vì nếu ngâm có thể khiến dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc phát triển chân, thậm chí làm cho cột sống biến dạng...
  • Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch (những bệnh của người già) vì ngâm chân nước nóng lâu ngày có thể dẫn tới hoại tử.
  • Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch hạn chế ngâm chân nước nóng. Nếu ngâm chân thì sử dụng nước ấm với nhiệt độ dưới 40 độ C.
  • Người mắc bệnh tiểu đường lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nếu chân bị mụn nước nhỏ, không xử lý tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét…
  • Người trong thời gian bị bong gân, có vết thương hở ở chân thì không nên ngâm chân.
  • Người mắc bệnh herpes ở chân, eczema không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng.
  • Người sau khi uống rượu không nên ngâm chân.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn