-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 22/08/2019
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
I. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia... Trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng đối với trường hợp nặng nếu không kịp xử lý sẽ rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc cao
II. Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm?
Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn có hại di chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác. Nếu bạn ăn những món ăn không được nấu chín như salad hay các món ăn khác, những vi khuẩn có hại chưa được tiêu diệt này sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Có rất nhiều vi khuẩn hiện đang tiềm ẩn trong thức ăn của bạn
Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường là:
- Campylobacter jejuni
- Clostridium perfringens
- Salmonella
- Escherichia coli
- Shigella
Ngoài do độc tố tự nhiên, cơ thể con người còn có thể bị ngộ độc do các tác nhân gây độc khác: xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia. Vì thế trước khi sử dụng thực phẩm bạn nên kiễm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, sử dụng các phương pháp vệ sinh để làm sạch các chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật.... để tránh bị ngộ độc thực phẩm
Hãy luôn kiểm tra hạn sử dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm
III. Triệu chứng của bệnh ngộ độc thực phẩm là gì?
Sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc cơ thể bạn sẽ có các triệu chứng ngộ độc như
Đau bụng quằn quại
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đau đầu
Trường hợp nếu ngộ độc nặng bạn sẽ thấy các triệu chứng
- Tiêu chảy ra máu
- Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.
- Trụy tim mạch
- Sốc nhiễm khuẩn
Nếu gặp phải các triệu chứng ngộ độc như trên, bạn nên tìm đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu và có các phương thức điều trị thích hợp nhất
IV. Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn.
- Gây nôn (có thể dùng ngón tay để móc họng) để loại bỏ hết lượng thức ăn nhiễm độc đang có trong dạ dày
- Người bị ngộ độc thực phẩm thường bị tiêu chảy, do đó bạn nên bổ sung nước các chất điện giải cho cơ thể như natri, kali, canxi nhằm duy trì cân bằng lượng nước đã mất trong cơ thể
Tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bị ngộ độc thức ăn
Đối với các trường hợp ngộ độc nặng, nếu người bệnh có tình trạng co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|