-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tác dụng của tía tô đối với sức khỏe
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 20/10/2021
Lá tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của loại lá cây này nhé.
Lá tía tô có thể chưa được nhiều bệnh lý
Công dụng chữa bệnh từ tía tô
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm. Tác dụng tán hàn giải biểu, lý khí hòa doanh, an thai, giảm co thắt cơ trơn phế quản, trị cảm sốt. Tía tô còn được là thuốc giảm ho, giảm đờm, ức chế virus phát triển. Tía tô thúc đẩy khí huyết, tân dịch đến toàn thân. Bên trong thì đi vào các tạng phủ, kinh lạc; ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục.
Các nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậytía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất từ tía tô được phát hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác dụng an thai.
Giải cảm
Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.
Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
Nấu cháo: Cháo giải cảm phải có thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Nấu cháo như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá thái chỉ.
Cháo tía tô có tác dụng giải cảm
Giảm tình trạng đau dạ dày
Lá cây tía tô có công dụng giảm đau dạ dày. Đó là nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Nhờ vào những thành phần hóa học bên trong mà nó có thể giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng, đầy bụng cực kỳ hiệu quả.
Hơn nữa người bệnh bị trào ngược dạ dày và co thắt cũng nên dùng lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên dùng lá cây ở dạng nước sắc. Nhờ vậy mà cơ thể người bệnh mới hấp thụ nhanh hơn, giảm dịch vị về mức bình thường.
Ngăn ngừa bệnh tim
Việc sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.
Chống viêm và dị ứng
Hiệu quả về khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô đã được khoa học chứng minh. Nhờ vào những thành phần bên trong mà nó có khả năng ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
Hỗ trợ chữa bệnh gút
Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có hai cách để tận dụng loại lá cây này:
Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau
Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.
Trị viêm khớp dạng thấp
Nếu cảm thấy nước tía tô xay khó uống thì hãy thử chuyên sang phương pháp đắp thuốc. Chỉ cần giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau cũng giảm đi đáng kể.
Thư giãn tinh thần
Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.
Công dụng làm đẹp từ tía tô
Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.
Tía tô có thể sử dụng để trong làm đẹp
Cách 1: Uống nước xay từ tía tô
Cách làm: Lấy lá cây rửa sạch rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Hiệu quả của nước tía tô là tăng độ ẩm, chống lão hóa và làm mềm vết chai sần trên da. Lưu ý nên uống từ từ từng ngụm một để các dưỡng chất từ từ thấm vào da.
Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô
Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun trong nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ rồi tắm.
Lưu ý: Tía tô có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được. Những người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Nếu không thì sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường khi tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ có thai nếu muốn dùng lá tía tô thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|