Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Tác hại của ăn nhiều mì gói

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 26/08/2019

Chính những yếu tố khiến mì ăn liền trở nên tiện lợi, thơm ngon, lại ẩn chứa mối nguy hại đối với sức khỏe, góp phần gây bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư... Càng ăn nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Hại thận

Mì ăn liền có thể chứa tới 1.700 mg muối, tương đương 85% lượng muối cơ thể cần mỗi ngày. Chỉ 1 gói mì mỗi ngày thôi đã đủ khiến bạn khó giữ mức muối hấp thụ ở dưới ngưỡng được khuyến cáo. Thừa muối gây áp lực lên thận, lâu dần, thận suy yếu, thậm chí có thể hình thành sỏi.

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Chế độ ăn nhiều muối từ lâu đã đươc biết tới là làm tăng tỉ lệ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra, trong mì tôm còn chứa nhiều phụ gia được cảnh báo là có thể gây ung thư.

TBHQ (Tertiary Btylhydroquinone) giúp kéo dài hạn sử dụng của mì ăn liền. Nó có thể làm hình thành khối u ác tính trong dạ dày nếu xuất hiện thường xuyên trong cơ thể.

Propylene Glycol được dùng để giữ độ ấm nhất định, giúp mì không bị khô, và rất dễ được cơ thể hấp thụ. Propylene Glycol tích tụ nhiều trong thận, tim, gan, gây tổn thương các cơ quan này và tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, hộp đựng mì ăn liền có chứa Polystyrene, một hợp chất thơm gây ung thư. Các chuyên gia khẳng định, tiếp xúc thường xuyên với loại hợp chất này sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì, các loại dầu thực vật và hương liệu. Mặc dù giá trị dinh dưỡng của từng loại mì là khác nhau, song nhìn chung, chúng chứa nhiều muối, chất béo bão hòa – loại chất béo “xấu”, nhưng lại thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết: protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Nếu “Ăn mì thay cơm” liên tục trong thời gian dài, cơ thể thiếu chất trầm trọng, dẫn tới hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tăng nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y tế Cộng đồng Harvard (HSPH) và Đại học Baylor, công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2014, phát hiện, ăn mì ăn liền nhiều hơn 2 lần/tuần làm tăng 68% nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa ở nữ giới, ngay cả khi thường xuyên luyện tập thể dục.

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố bất thường về huyết áp, nồng độ cholesterol, nồng độ insulin..., làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ. Ông Hyun Shin, đồng tác giả nghiên cứu giải thích, nguyên nhân là do “mì ăn liền có chứa hàm lượng muối, chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe và chỉ số tải đường huyết (GL) cao”.

Gây hại đường tiêu hóa, giảm vị giác

Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Masachusetts đã sử dụng một camera rất nhỏ, đưa vào dạ dày để tìm hiểu xem điều gì xảy ra trong cơ thể sau khi ăn mì ăn liền. Kết quả cho thấy, sau 2 giờ đồng hồ, các sợi mì gần như vẫn còn nguyên trong ống tiêu hóa, chưa thể bị phá vỡ.

Như vậy, hệ tiêu hóa buộc phải làm việc vất vả hơn để xử lý loại thực phẩm này. Tình trạng đó xảy ra thường xuyên sẽ làm giảm vị giác, gầy hơi, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa…

Hàng loạt mối nguy từ các phụ gia độc hại

Tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường EWG nhấn mạnh, những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra, phơi nhiễm TBHQ trong thời gian dài, dù là một liều lượng rất nhỏ, cũng tác động tới gan, gây ra những thay đổi về mặt sinh hóa của cơ thể.

Ở người, việc hấp thụ quá nhiều TBHQ (từ 1g trở lên) có thể gây ù tai, nôn chớ, khó thở hay hôn mê; làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, viêm mũi, viêm da; gây tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Trong khi đó, MSG (monosodium glutamate, hay còn gọi là bột ngọt), giúp tăng mùi vị của mì ăn liền, lại là một trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất. Tạp chí Y học thực hành và Lâm sàng Quốc tế năm 2011 cảnh báo, MSG làm chết các tế bào thần kinh trong các thí nghiệm trên động vật. Ngay cả khi được đun sôi, độc tính của nó vẫn còn.

Chỉ với một lượng nhỏ, nhưng những người nhạy cảm với MSG có thể gặp tình trạng nhức đầu, tê bì, nóng rát khắp mặt/cổ...

Dù hàm lượng các chất phụ gia nói trên trong mì ăn liền vẫn được xem là ở mức an toàn, song khi hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để tiêu thụ mì ăn liền, các chất này tồn tại lâu hơn trong cơ thể, có nhiều cơ hội để tích tụ, tác động xấu tới sức khỏe.

5 nguyên tắc cần tuân thủ khi ăn mì ăn liền

  • Ăn ít
  • Cố gắng chọn loại mì được sản xuất bằng công nghệ không chiên dầu mỡ
  • Khi nấu mì tốt nhất nên kết hợp với các thực phẩm khác như trứng, rau, có điều kiện thì nên thêm hải sản để ăn cùng.
  • Mì ăn liền ăn cùng xúc xích được xem là một món hỗn hợp "rác", tốt nhất nên kết hợp ăn cùng sữa chua hoặc trái cây tươi và rau.
  • Ăn mì chú ý hạn chế uống nước pha mì, hạn chế cho nhiều gia vị.

(sưu tầm)

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn