-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 24/08/2019
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi hẳn và ngược lại, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra
Viêm loét dạ dày tá tràngViêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh phổ biến ở Việt Nam
Trong y học cổ truyền bệnh có tên gọi là "vị quản thống"
Nguyên nhân của bệnh Viêm loét dạ dày - tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhưng chủ yếu có ba nguyên nhân chính: Do chế độ ăn uống, do stress, do lạm dụng các thuốc giảm đau kháng viêm steroid và non - steroid
Trong Đông y: nguyên nhân gây bệnh gồm 3 yếu tố nội nhân, bất nội ngoại nhân và ngoại nhân
- Yếu tố nội nhân: Do tình chí (stress) làm rối loạn quá trình tiết acid dạ dày
- Yếu tố bất nội ngoại nhân: Do chế độ ăn uống thất thường, lao động nghỉ ngơi không hợp lý, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc đồ cay nóng
- Yếu tố ngoại nhân: Nhiệt độc thấp nhiệt (do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra)
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
- Đau tức vùng thượng vị (vùng trên rốn): Đây là triệu chứng điển hình ở bệnh loét dạ dày tá tràng. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có thể ít nhiều. Viêm loét dạ dày: đau khi no. Viêm loét hành tá tràng: Đau nhiều vào lúc đói, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày - tá tràng
- Buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu: Do dạ dày đã bị tổn thương làm ảnh hướng đến hoạt động tiêu hóa, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, đôi khi kèm theo nóng rát thượng vị.
- Ợ hơi, ợ chua: Đây là những yếu tố xuất hiện vào thời kì đầu của bệnh, gây phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân
Ợ hơi ợ chua là triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Theo những phân tích ở trên, điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thường sử dụng thuốc Tây y trong các trường hợp cấp tính, còn khi thể bệnh mãn tính sử dụng thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao hơn trong việc chữa trị.
Chia sẻ về việc điều trị bằng Đông Y, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại cho biết: Cần phải làm giảm Acid và Pepsin của dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc trung hòa acid, bên cạnh đó cần tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc bao phủ, băng bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của tế báo niêm mạc dạ dày. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh do vi khuẩn HP cần sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị.
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý: Ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ…
Nên ăn các thức ăn mềm để tránh tổn thương dạ dày
Tránh các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá, trà , cà phê
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà và cà phê
Tránh tình trạng căng thẳng: Căng thẳng dẫn đến tăng tiết axit dẫn đến tình trạng đau nhiều hơn, Tinh thần thư thái và đảm bảo giấc ngủ.
Không nên lạm dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm: Khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh sử dụng sai thuốc cũng như có một liệu trình điều trị hợp lý.
Khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm cần có sự tư vấn của bác sĩ
Vận động phù hợp: Tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|