-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trị viêm mũi, viêm mũi dị ứng dị ứng nhanh chóng bằng các phương pháp Đông Y
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 31/03/2020
Hầu như ai cũng đã từng bị viêm mũi tại ít nhất một thời điểm trong cuộc sống của họ. Ngày nay, đối với nhiều bệnh mạn tính nói chung và viêm mũi nói riêng thì đông y đã có không ít phương pháp mang lại kết quả điều trị cao, cải thiện đời sống sinh hoạt cho nhiều người bệnh.
Bởi vì thể chất mỗi người khác biệt, Trung Y phân làm 4 thể bệnh, cách dùng thuốc vì thế cũng không giống nhau. Dùng thuốc chủ yếu điều chỉnh công năng tạng phủ, nâng cao chính khí, loại trừ bệnh tà. Từ đó giúp người bệnh tự nâng cao miễn dịch của cơ thể.
Phương pháp 1: Trị liệu bằng phương dược
Thể phế khí hư hàn:
Chứng trạng: ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi trong lượng nhiều,nghẹt mũi, khứu giác giảm, sợ gió sợ lạnh, dễ bị cảm,toàn thân vô lực, tiếng nói nhỏ, sắc mặt trắng, chất lưỡi hồng nhạt…
Pháp điều trị: Bổ phế khí trừ hàn
Phương dược: Ngọc bình phong tán hợp thương nhĩ tán
Phòng phong, Bạch chỉ,Tân di hoa, Ké đầu ngựa, Hoàng kỳ chích, Bạch thược, Bạc hà.
Thể phế tỳ khí hư:
Chứng trạng: Nghẹt mũi, mũi sưng nề, nước mũi loãng trong hoặc tráng dính,ngửi kém, thường cảm thấy chóng mặt, sợ lạnh, tứ chi mệt mỏi, ăn kém, lưỡi nhạt bệu
Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí
Phương dược: Tứ quân tử thang gia vị:
Nhân sâm, Bạch phục linh, Bạch truật, Cam thảo chích, Hoàng kỳ chích, Ngũ vị tử, Tân di hoa.
Thể phế kinh uất nhiệt:
Chứng trạng: Khi gặp khí nóng hoặc ngửi hơi nóng đồ ăn bốc lên mũi sẽ sưng phồng,hắt xì hơi, chảy nước mũi, nước mũi trong, có thể có ho khan, nuốt ngứa, miệng khô phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ.
Pháp điều trị: Thanh tuyên phế khí
Phương dược: Tân di thanh phế ẩm gia giảm:
Tân di hoa,Mạch đông, Bách hợp, Hoàng cầm, Sơn Trà, Chi tử, Tang bạch bì, Thái tử sâm.
Thể thận hư:
Chứng trạng: Thường gặp nhất là buổi sáng và buổi tối, các triệu chứng lúc này rõ ràng hơn,thường sợ gió và lạnh, sắc mặt trắng nhợt,tinh thần uể oải suy sụp, đau lưng,mỏi gối, đôi khi kèm theo chóng mặt, ù tai, trí nhớ kém, ngủ không ngon.
Pháp điều trị: Bổ thận nạp khí, Tư dưỡng thận âm.
Phương dược: Ôn dương bổ thận thang gia vị:
Ba kích, Củ gió đất, Nhục thung dung, Tiên linh tỳ, Bạch thược, Ngưu Tất, Đảng sâm, Bạch phục linh, Thạch hộc.
Phương pháp 2: Châm cứu
Điện châm hoặc hào châm:
-Chọn: A thị huyệt, Nghinh Hương, Ấn Đường, Phong Trì, Phong Phủ, Túc Tam Lý,… làm huyệt chính; phối thêm với các huyệt: Hợp Cốc, Phế Du, Tỳ Du, Thận Du, Tam Âm Giao…
- Châm bổ, lưu kim 20 phút, mỗi ngày 1 lần. 1 liệu trình là 10 ngày.
Nhĩ châm:
- Chọn các huyệt như: Thần Môn, Nội Tiết, Nội Tị, Phế, Tỳ, Thận, v.v… để chôn kim. Sau 1 tuần chôn lại 1 lần. 10 lần là 1 liệu trình. Cách trị liệu này trên lâm sàng thấy hiệu quả rất tốt.
Phương pháp 3: Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp và bấm huyệt rất có hiệu quả để phòng tránh và làm giảm viêm mũi, nghẹt mũi.
Cụ thể cách làm như sau:
Đầu tiên xoa hai mu bàn tay, sau đó dùng nắm đấm, hai nắm tay hướng vào nhau, sau đó dùng ngón tay cái uốn cong từ giữa lông mày miết dọc xuống theo hai bên sống mũi. Cuối cùng, sử dụng ngón tay trỏ của bạn để ấn 100 lần vào huyệt Nghinh Hương (chỗ lõm ở hai bên lỗ mũi),mỗi lần vào buổi sáng, nửa đêm và buổi tối.
Hoặc sử dụng hai ngón tay để xoa bóp nhẹ nhàng Nghinh Hương, Tỵ Thông, Ấn Đường hoặc Hợp Cốc hai lần một ngày trong 5 phút mỗi lần. Sử dụng lực vừa phải.
Huyệt Nghinh hương nằm 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0,8 cm
Huyệt Tỵ Thông, còn được gọi là huyệt Thượng Nghinh Hương:Tại chỗ tận cùng của rãnh trên nếp mũi – má
Huyệt Ấn Đường nằm ở điểm giữa của đường nối hai lông mày
Huyệt Hợp Cốc nằm ở hố khẩu, nơi ngón cái chạm ngón trỏ
Thường xuyên massage sống mũi có thể cải thiện lưu thông máu trong khoang mũi và các mô lân cận,giúp làm giảm nghẹt mũi. Phương pháp cụ thể là đặt áp cả ngón trỏ lên chóp mũi, và xoa sống mũi lên xuống 30 lần dọctheo sống mũi đến Ấn Đường.
Nếu bạn đang khốn khổ vì sổ mũi, nghẹt mũi thì hãy nhanh tay thử ngay các huyệt này nhé, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|