Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Ăn uống khoa học của bác sĩ Shinya, tác giả sách nhân tố Enzyme

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 11/09/2022

Giáo sư HIROMI SHINYA, bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản, tác giả sách nhân tố ENZYME

Giáo sư HIROMI SHINYA, bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản, tác giả sách nhân tố ENZYME

Bác sĩ Hyromi Shinya, 40 năm làm việc ông đã kiểm tra dạ dày của hơn 300.000 người, đặc biệt là chưa một lần ông phải viết giấy chứng tử. Phương pháp ăn uống Shinya đã giúp những bệnh nhân của ông giảm “tỉ lệ tái phát bệnh ung thư còn 0%”.

Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng. Tạo ra bước tiến mới cho nền y học của thế giới.

Trong suốt 40 năm làm bác sĩ, ông chưa một lần bị bệnh

Bác sĩ là một nghề vất vả cả về thể chất lẫn tinh thần. Công việc khó khăn là vậy, nhưng ông vẫn có thể đảm bảo sức khỏe của mình đến bây giờ là nhờ thực hiện phương pháp ăn uống của mình để duy trì sức khỏe hàng ngày.

Dưới đây là một ngày áp dụng phương pháp ăn uống Shinya của ông, để bạn đọc có thể tham khảo và bước đầu áp dụng.

Tổng quan các bữa ăn trong ngày theo phương pháp ăn uống của bác sĩ Shinya

Tổng quan các bữa ăn trong ngày theo phương pháp của bác sĩ Shinya

1. Buổi sáng

6 giờ dậy. Hoạt động đầu tiên trong ngày của tôi sau khi thức dậy là hoạt động chân tay nhẹ nhàng. Sau khi cử động nhẹ chân tay, tôi rời giường lần một, mở cửa sổ và hít thở sâu bầu không khí tươi mới buổi sáng. Nhờ vậy, không khí bẩn trong phổi sẽ được thay bằng không khí trong lành.

Sau đó tôi quay lại giường, nằm ngửa, bắt chéo hai tay hai chân, đưa lên cao và vận động nhẹ nhàng. Tiếp tục thực hiện các động tác dãn cơ nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu và hoạt động của hệ bạch huyết.

Sau khi cảm thấy máu lưu thông đến khắp cơ thể, tôi đứng thẳng người, luyện đấm thẳng tay theo cách của karate, mỗi tay 100 lần. Sau đó thực hiện bài thể dục trên radio năm phút.

Sau khi vận động xong, tôi vào bếp, uống từ từ 500 ml – 750 ml nước tốt ở 200. Khoảng 20 phút sau khi uống nước để nước đi đến ruột, tôi bắt đầu ăn các loại hoa quả tươi chứa nhiều enzyme. Bữa sáng sẽ bắt đầu sau đó khoảng 30, 40 phút. Món chính của buổi sáng là năm, bảy loại ngũ cốc trộn cùng gạo lứt. Đồ ăn kèm có rau hấp, natto[1], rong biển. Tôi cũng ăn thêm một nhúm tảo bẹ nữa.

2. Buổi trưa

Hơn 11 giờ, tôi sẽ uống 500 ml nước. 30 phút sau nếu có hoa quả tôi sẽ ăn hoa quả. Thỉnh thoảng nếu phải ra ngoài hoặc không có hoa quả thì tôi cũng không ăn nữa.

Thường thì nhiều người sẽ ăn hoa quả sau bữa ăn như món tráng miệng, nhưng tôi khuyên các bạn nên ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút. Các loại trái cây tươi giàu enzyme rất tốt cho tiêu hóa, nếu ăn trước bữa ăn còn giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm lượng đường huyết tăng một chút, do đó có thể ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.

Kể cả trong bữa ăn, tôi cũng cố gắng ăn các món không phải nấu bằng nhiệt như salat để tiêu hóa tốt hơn. Trong các bữa ăn có món chính là thịt động vật giàu protein như cá, thịt, salat vẫn được phục vụ đầu tiên là vì vậy.

Do tôi không thể ăn được nhiều rau sống nên tôi hay ăn các loại rau hấp. Nếu nấu trong nước sôi sùng sục, nhiệt độ cao thì các enzyme sẽ bị mất đi nên tôi hay ăn các món rau được luộc hay hấp trong khoảng hai phút.

Bữa trưa phần lớn tôi đều ăn cơm hộp chuẩn bị từ nhà mang đi. Thỉnh thoảng tôi cũng ra ngoài ăn trưa cùng bạn bè nhưng thường thì tôi sẽ chuẩn bị cơm hộp với món chính là gạo lứt trộn cùng ngũ cốc.

Sau khi ăn xong tôi sẽ ngủ trưa khoảng 20, 30 phút. Nghỉ ngơi một chút giúp tôi giải tỏa mệt mỏi buổi sáng và giữ đầu óc tỉnh táo bắt đầu khám bệnh buổi chiều.

3. Buổi chiều, tối

Sau khi ăn trưa, tôi cố gắng không ăn các bữa ăn nhẹ. Đến khoảng bốn rưỡi, tôi sẽ uống tiếp 500 ml nước. 30 phút sau tôi lại ăn trái cây tươi và sau 30, 40 phút nữa tôi ăn bữa tối.

Mỗi ngày tôi đều ăn rất nhiều trái cây. Các bạn cứ ăn trái cây bao nhiêu tùy thích. Nhưng đừng quên là hãy ăn trước bữa cơm.

Trong bữa tối, tôi ăn các loại thực phẩm tươi mới và ăn luôn ngay sau khi nấu xong. Tất nhiên là phải nhai kỹ trong khi ăn. Thực đơn thì không cần nhiều như bữa sáng.

Ở nhà tôi, trong bữa ăn mọi người thường không nói chuyện để tập trung nhai cơm. Khi nói chuyện thì cần chú ý là phải nuốt hết và trong miệng không có thức ăn. Mặc dù đây là vấn đề trong phép cư xử, nhưng nó cũng tránh cho việc ăn nhầm hay để dị vật tiến vào đường hô hấp và cũng tránh để không khí tiếp xúc với đồ ăn.

Sau bữa cơm các bạn có thể uống một chút gì đó tùy thích, với tôi, tôi không uống cà phê hay trà Nhật nên chỉ dùng một ít trà thảo mộc, trà kiều mạch, trà lúa mạch… các loại trà được gieo trồng không sử dụng phân bón hóa học.

Điều cần chú ý khi uống trà kiều mạch hay trà lúa mạch là các loại hạt này đã được rang nên cần đóng kín hộp trà để bảo quản, tránh xảy ra quá trình oxy hóa. Thích hợp nhất là uống luôn sau khi rang xong. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn thì việc này khá phiền phức nên bạn có thể đóng thành từng gói nhỏ để dùng dần và khi mở gói ra rồi bạn nên dùng ngay.

Từ lúc sáu giờ, sáu rưỡi tối khi tôi ăn cơm xong cho đến năm tiếng sau khi tôi đi ngủ, tôi không ăn uống bất kỳ thứ gì nữa. Vào mùa hè nóng nực, nếu thấy khát tôi sẽ uống một chén nước tốt một giờ trước khi ngủ để bổ sung độ ẩm. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên tránh việc hấp thu nước vào đêm muộn.

[1] Natto: Món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men.

(theo thaihabooks)