-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn đã biết những gì về căn bệnh viêm xoang?
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 29/03/2020
Ở nước ta hiện nay, viêm xoang là một trong những mặt bệnh thuộc chuyên khoa tai - mũi- họng, rất hay gặp và phổ biến. Viêm xoang nếu không được chữa trị và phòng ngừa hiệu quả sẽ dẫn đến tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính.
Vậy viêm xoang là gì?
Viêm xoang chính là tình trạng viêm của màng nhầy lót các xoang.
Trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sinh lý và giải phẫu các xoang:
Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Và không phải chúng đều được lấp đầy đâu, xoang chính là những khoảng trống trong lòng các xương. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra bên ngoài. Xoang gồm 2 nhóm:
- Nhóm các xoang trước gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
- Nhóm các xoang sau: Xoang sàng sau; Xoang bướm
Xoang được che phủ bởi một lớp màng nhầy và tế bào có chứa nhung mao trên bề mặt. Những nhung mao này có tác dụng lùa các chất cặn bã trong xoang ra hốc mũi, qua lỗ thông giữa mũi và các xoang ra bên ngoài.
Chức năng:
- Xoang có chức năng nhiệm vụ chính là chứa đựng và lưu thông dưỡng chất nuôi xương, làm giảm tỉ trọng của xương.
- Xoang đầu, mặt còn giúp cho âm thanh tiếng nói được êm ấm, vang vọng và truyền cảm.
Nguyên nhân gây viêm xoang có rất nhiều, có thể do:
- Nhiễm trùng: do vi khuẩn, vi rus gây ra, do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài
- Dị ứng: Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
- Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
- Hoặc các vấn đề về cấu trúc trong mũi như: vẹo vách ngăn, polyp…
Các triệu chứng hay gặp trên lâm sàng là:
Nhức quanh vùng xoang, dịch nhày chảy xuống mũi và họng (đây cũng là một trong số những lý do dẫn đến đau họng, viêm họng tái phát nhiều lần), nghẹt mũi, khó ngửi,…
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị: Sốt, mệt mỏi, ho, đau đầu … Ho thường nặng hơn vào ban đêm. Biến chứng nghiêm trọng là rất hiếm. Tùy vào từng mức độ, tình trạng bệnh các triệu chứng có thể sẽ khác nhau.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán viêm xoang thường dựa trên tiền sử bệnh nhân, triệu chứng và cận lâm sàng.
Cận lâm sàng thường hay sử dụng là: nội soi tai mũi họng. Hình ảnh bằng X-quang, CT hoặc MRI thường không được khuyến khích trừ khi có các biến chứng.
Viêm xoang được chia làm cấp tính và mạn tính.
Viêm xoang cấp tính nếu nó kéo dài dưới 4 tuần và là viêm xoang mạn tính nếu nó kéo dài hơn 12 tuần.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm đa xoang - Viêm nhiều xoang cùng lúc
Điều trị:
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây dị ứng mũi
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày.
- Có thể dùng lá cây hoa ngũ sắc (dân gian gọi là hoa cứt lợn) giã lấy nước, rồi nhỏ vào mũi.
- Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm với vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi để rửa. Sẽ thấy rất dễ chịu
- Sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không thuyên giảm, nhiều bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa
Tuy rằng viêm mũi xoang không phải là một bệnh trầm trọng, biến chứng nặng nguy hiểm cũng rất hiếm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi xoang, nên đi khám để được chữa trị kịp thời. Đối với viêm xoang mạn tính, hiện nay Đông Y cũng đã có rất nhiều bài thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị đem lại kết quả tuyệt vời.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|