Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu và cách điều trị theo y học hiện đại

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 12/04/2020

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là sự tăng trong huyết tương nồng độ các thành phần lipid như cholesterol, triglycerid hoặc cả hai, hoặc tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), đóng góp vào sự hình thành và phát triển của vữa xơ động mạch.

vữa xơ động mạch

Nguyên nhân của rối loạn lipid máu

Trong cơ thể quá trình tổng hợp và thoái hóa lipid diễn ra cân bằng, duy trì sự ổn định về hàm lượng lipid và lipoprotein trong máu. Khi có một nguyên nhân nào đó phá vỡ sự cân bằng này, các kiểu rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ xảy ra.

Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu được chia làm hai loại là rối loạn chuyển hóa lipid máu tiên phát và rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát. rối loạn chuyển hóa lipid máu tiên phát thường gặp hơn rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát.

  1. Rối loạn chuyển hóa lipid máu tiên phát: thường liên quan đến yếu tố gia đình, gen.
  2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát:
  • Rối loạn lipid máu thứ phát là do yếu tố lối sống hoặc điều kiện y tế ảnh hưởng đến mức lipid trong máu. Đây là dạng gặp chủ yếu trong đời sống, tỷ lệ ngày càng tăng dần và trở nên trẻ hóa.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lipid gồm: béo phì, lối sống, chế độ ăn; những rối loạn nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp; bệnh gan và thận; sử dụng thuốc làm tăng lipid máu kéo dài như: lợi tiểu, chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid retinoic...

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Phân loại rối loạn lipid máu

Có rất nhiều cách phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu như: Phân loại theo Fredrickson, phân loại của hiệp hội Vữa xơ động mạch Châu Âu, phân loại của chương trình giáo dục Quốc gia về cholesterol của Mỹ và Phân loại của Hội tim mạch học Việt Nam.

Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại các mức độ rối loạn lipid máu theo Hội Tim mạch học Việt Nam cho tất cả những người ≥ 20 tuổi dựa trên kết quả xét nghiệm lipid máu như sau :

Cholesterol toàn phần   

  • Bình thường: < 5,2 mmol/l
  • Cao giới hạn: Từ 5,2 - < 6,2 mmol/l
  • Cao: ≥ 6,2 mmol/l

Triglycerid    

  • Bình thường: < 1,73 mmol/l
  • Cao giới hạn: Từ 1,73 - < 2,3 mmol/l
  • Cao: Từ 2,3 - < 5,75 mmol/l
  • Rất cao: ≥ 5,75 mmol/l

HDL – C        

  • Thấp: < 1,03 mmol/l
  • Cao: ≥ 1,54 mmol/l

LDL – C        

  • Tối ưu: < 2,57 mmol/l
  • Gần tối ưu: Từ 2,57 - < 3,34 mmol/l
  • Cao giới hạn: Từ 3,34 - < 4,11 mmol/l
  • Cao: Từ 4,11 - < 4,8 mmol/l
  • Rất cao: ≥ 4,8 mmol/l

Điều trị rối loạn lipid máu

    a) Mục tiêu:

Đưa thông số lipid về dưới dạng bình thường hoặc gần bình thường. Đích điều trị dựa vào xét nghiệm và nguy cơ của bệnh nhân.

LDL - C được khuyến cáo là đích điều trị thứ nhất. Cholesterol toàn phần là đích điều trị nếu không có các xét nghiệm khác. Triglycerid nên được đánh giá để điều trị khi bệnh nhân rối loạn lipid máu có tăng Triglycerid.
Non - HDL - C hoặc ApoB ( Protein vận chuyển cholesterol từ máu đến các mô ) là đích điều trị thứ hai ở bệnh nhân rối loạn lipid máu thể hỗn hợp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa.

    b) Điều trị cụ thể:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống: Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống được khuyến cáo thực hiện đầu tiên ít nhất trong 1 tháng trước khi dùng thuốc.

Chế độ ăn: Giảm mỡ động vật, hạn chế thức ăn chứa nhiều Cholesterol toàn phần như thịt, mỡ động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng động vật... Tăng cường ăn dầu thực vật, cá, hoa quả tươi, rau, các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55 - 60% khẩu phần. Chế độ ăn sẽ phải duy trì lâu dài cho dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc.

Chế độ sinh hoạt: Làm việc điều độ, tránh stress, tăng cường vận động, tập luyện, bỏ thói quen có hại.

Dùng thuốc khi đã điều chỉnh chế độ ăn một thời gian (một đến ba tháng) mà thất bại hoặc phải bắt đầu ngay khi: 

  • Có quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và lượng LDL - C trong máu cao (> 4,1 mmol/l)
  • Hoặc khi lượng LDL - C trong máu quá cao > 5 mmol/l.

Điều trị bằng thuốc:

Mục đích điều trị chủ yếu là phải làm giảm được LDL - C < 2,6 mmol/l.

Các nhóm thuốc chính điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid gồm:

- Thuốc nhóm Acid nicotinic:

  • Tác dụng: Giảm tổng hợp lipid, giảm tổng hợp Triglycerid, giảm LDL - C, tăng nhẹ HDL - C.
  • Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, chán ăn, buồn nôn, bừng mặt, tăng men gan.

- Dẫn chất của Acid fibric:

  • Tác dụng: Giảm tổng hợp LDL - C ở gan, tăng đào thải cholesterol qua mật, tăng HDL - C, giảm Triglycerid.
  • Tác dụng không mong muốn: Đầy bụng, buồn nôn, ỉa lỏng, mẩn ngứa, có thể tăng men gan, yếu cơ.

- Dẫn xuất Statin: Là nhóm có hiệu quả và dung nạp tốt nhất, là lựa chọn đầu tiên trong điều trị tăng lipid máu.

  • Tác dụng: Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL - C, Triglycerid và tăng HDL – C.
  • Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện ỉa chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn; đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược, nổi mẩn, yếu cơ, tăng men gan.

- Thuốc gắn acid mật:

  • Tác dụng: Giảm cholesterol, giảm LDL - C và tăng nhẹ HDL - C. Có thể tăng Triglycerid và VLDL - C. 
  • Tác dụng không mong muốn: Đầy chướng bụng, táo bón; tăng phosphatase kiềm và tăng enzyme transaminase trong gan; nhiễm toan huyết, hiếm gặp tăng triglycerid huyết.

- Chất ức chế hấp thu cholesterol - Ezetimibe:

  • Tác dụng: Ức chế hấp thu cholesterol tại ruột non, giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL - C, tăng HDL - C, giảm Triglycerid. 
  • Tương đối an toàn, ít tác dụng phụ không mong muốn.

- Acid béo omega-3:

  • Tác dụng: Giảm nồng độ Trìlycerid huyết tương nhưng làm tăng nồng độ cholesterol.
  • Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, có vị tanh trong miệng sau khi uống.

- Alirocumab và Evolocumab: Là những kháng thể đơn dòng nhân bản, có tác dụng làm giảm LDL - C do làm tăng số lượng LDL - C receptor.

Chỉ định dùng thuốc cụ thể:

  • Tăng Cholesterol toàn phần máu đơn thuần (Chỉ có chỉ số Cholesterol toàn phần tăng): Ưu tiên dùng statin, sau đó là nhóm gắn acid mật, niacin, fibrat.
  • Tăng Triglycerid máu đơn thuần (Chỉ có chỉ số Triglycerid tăng) hoặc tăng lipid máu hỗn hợp: ưu tiên fibrat, sau đó là niacin.

Điều trị phối hợp thuốc: Với những bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị sẽ phải dùng phối hợp thuốc.

Tuy nhiên sử dụng thuốc tây y để điều chỉnh sẽ khiến cơ thể rất mệt mỏi và nhiều khi đem lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy chiếc chìa khóa vàng chính là nằm ở việc điều chỉnh chế độ ăn và lối sống. Ngoài ra sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid là một trong số nhưng phương pháp rất hay, đem lại hiệu quả mà không gây mệt.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn
Tags : Mỡ máu tăng Rối loạn chuyển hóa lipid máu