-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh tiểu đường chỉ là lượng đường trong máu quá cao? Thật ra bạn đã sai
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 09/04/2020
Bệnh tiểu đường chắc chắn không chỉ đơn giản là lượng đường trong máu cao
Các biến chứng và tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường thực sự nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn đấy!
Bệnh nhân tiểu đường type 2 đang gia tăng trên toàn thế giới và ngày càng trẻ hóa hơn, đặc biệt là ở châu Á.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng số người mắc bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên tới 422 triệu vào năm 2014 và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nước thu nhập trung bình và thấp đã tăng nhanh hơn. Năm 2016, bệnh tiểu đường ước tính gây ra 1,6 triệu ca tử vong.
Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường.
Điều tồi tệ nhất là bệnh tiểu đường vẫn là nguyên nhân chính gây mù, suy thận, đau tim, đột quỵ và cắt cụt chi dưới.
Zanariah: Một nửa số bệnh nhân tiểu đường chết vì bệnh tim mạch
Bệnh tiểu đường biểu hiện bởi tăng đường huyết do thiếu bài tiết insulin, đề kháng insulin hoặc cả hai. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản như mọi người thường nghĩ là đường huyết cao, mà nó còn là nguyên nhân chính của nhiều biến chứng và tử vong. Đặc biệt là bệnh tim mạch, mù lòa, cắt cụt chi và suy thận, v.v…
Tuy nhiên, chỉ có một số ít người biết rằng bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường. Đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm hỏng mạch máu và làm tổn thương tim của bệnh nhân. Một người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.
Zanariah Hussein – Chủ tịch chuyên khoa nội tiết của Bệnh viện Putrajaya, tuyên bố thẳng thừng: “Khoảng 50.3% ca tử vong của bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch. Đối mặt với vấn đề này, việc giáo dục công chúng hiểu chính xác bệnh tiểu đường với các biến chứng liên quan và hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là cần thiết.”
Zanariah - Chủ tịch Hiệp hội Chuyển hóa và Nội tiết Malaysia-người đứng đầu chuyên khoa nội tiết Bệnh viện Putrajaya kêu gọi công chúng hiểu chính xác bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan
Chu Quốc Hàn: Cần phải kiểm soát cả huyết áp và cholesterol
Bác sĩ Chu Quốc Hàn, chuyên gia tư vấn cao cấp của Khoa Tim mạch, đồng thời là Giáo sư Khoa Y của Đại học Malaysia cũng chỉ ra: “Ở Malaysia, khoảng một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cũng là bệnh nhân tiểu đường, và khả năng tử vong của nhóm bệnh nhân này là gần như gấp đôi so với người bình thường. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không chỉ cần kiểm soát đường huyết mà còn cả huyết áp và cholesterol.”
Ông nhấn mạnh rằng với sự tiến bộ của y tế, miễn là họ hợp tác và nghe lời khuyên của các bác sĩ, tuân thủ điều trị, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Bác sĩ Chu Quốc Hàn, cố vấn cao cấp của Khoa Tim mạch và là giáo sư ở Khoa Y của Đại học Malaysia
Liêu Vĩnh Triệu: Bắt đầu thay đổi từ lối sống để rút ngắn khoảng cách
Liêu Vĩnh Triệu, giám đốc điều hành của Sunlife Malaysia đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền về việc bổ nhiệm các tổ chức độc lập của công ty để tiến hành nghiên cứu “nhận thức về bệnh tiểu đường ở Châu Á” (Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam). Có một khoảng cách trong cách hiểu bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường. Hơn 50% số người được hỏi (53%) ở Châu Á tin rằng bệnh tiểu đường do gen di truyền từ cha mẹ của họ. 90% số người được hỏi đồng ý là xét nghiệm bệnh tiểu đường là cần thiết, nhưng chỉ 67% người đã được kiểm tra đường huyết. Điều này cho thấy rằng có một khoảng cách đáng kể giữa mức độ nhận thức và các hành động thực tế liên quan.
Ông nói: “Ở Malaysia, 62% số người được hỏi biết rằng có nhiều hơn một loại bệnh tiểu đường. Mặc dù hầu hết những người được hỏi đều biết rằng chế độ ăn nhiều đường (63%) và ít tập thể dục (53%) là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ có 50% số người được hỏi sẵn sàng hỗ trợ thành viên mắc bệnh tiểu đường trong gia đình thay đổi chế độ ăn uống và 32% số người được hỏi sẵn sang tập thể dục với các thành viên mắc tiểu đường trong gia đình. Vì vậy chúng tôi kêu gọi mọi người ngăn ngừa bệnh tiểu đường thông qua các hành động thiết thực như điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.”
1. Chú ý đến chế độ ăn uống
Chìa khóa để duy trì cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tiểu đường là chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là ăn nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc, ngũ cốc nguyên hạt và ăn ít thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao.
Chìa khóa cho chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là giảm tiêu thụ carbohydrate tinh chế và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo nứt, kê. Trái cây và rau lá xanh có hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao, rất tốt.
2. Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường type 2. Cải thiện tình trạng béo phì có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh tiểu đường. Không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn cải thiện ngoại hình vóc dáng.
3. Tập thể dục đủ
Bí quyết để duy trì sức khỏe là: ăn ít, vận động nhiều. Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc vài lần một tuần có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể và giúp đầu óc thư thái.
4. Ngủ đầy đủ
Ngủ đủ giấc là rất quan trọng. Thiếu ngủ có thể gây ra rối loạn bài tiết hormone và rất khó để điều chỉnh các chức năng của cơ thể như sự them ăn, cân nặng và hệ thống miễn dịch. Do đó, duy trì giấc ngủ sâu và ngủ đủ giấc cũng là một vấn đề quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
5. Theo dõi sức khỏe
Bất kể chúng ta có bị bệnh tiểu đường hay không, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, và tiếp tục cải thiện thói quen sinh hoạt. Nếu cần thiết, thường xuyên theo dõi đường huyết, huyết áp và trọng lượng cơ thể.
Hiểu đúng về đái tháo đường
Có nhiều hơn một loại bệnh tiểu đường. Ngoài tiểu đường type 2 là loại tiểu đường phổ biển nhất ra thì chúng ta còn gặp tiểu đường type 1 và tiểu đường thai kỳ:
Đái tháo đường type 1:
Đái tháo đường type 1 là một bệnh mãn tính, tuyến tụy của bệnh nhân chỉ có thể sản xuất ít hoặc không có insulin. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1 có liên quan đến các yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền và virus. Mặc dù bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên nhưng một số ít nó cũng có thể xảy ra ở tuổi trưởng thành.
Đái tháo đường type 2:
Đái tháo đường type 2 là loại phổ biến nhất. Đây là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường (glucose). Cơ chế là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường
Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.
Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.
Đái tháo đường thai kỳ:
Đái tháo đừơng thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đượng xảy ra trong thai kỳ. Khoảng 5% thai phụ gặp phải rối loạn này và thường gặp vào 3 tháng giữa của thai kỳ.
Trong hầu hết các trường hợp, lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, những người đã mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau này.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|