-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh viêm xoang - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 24/08/2019
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến trên đường hô hấp. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không điều trị nhanh chóng và tận gốc bệnh sẽ tái phát nhiều lần gây nên viêm xoang mãn tính
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Bệnh xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 4 tuần) gọi là viêm xoang cấp tính. Một trường hợp khác kéo dài khoảng hơn 3 tháng và lặp đi lặp lại gọi là viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến trên đường hô hấp hiện nay
Vậy bệnh viêm xoang do đâu mà có?
Bệnh viêm xoang có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này như sau
- Vi khuẩn, nấm: Nguyên nhân viêm xoang do vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang gây nên tình trạng viêm nhiễm, ứ đọng chất nhầy, cản trở luồng không khí lưu thông.
Vi khuẩn, nấm là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang
- Cơ địa dị ứng: Những người có thể trạng đặc biệt dễ bị dị ứng với một số chất, thường là hóa chất, thức ăn, lông chó mèo, phấn hoa... gây niêm mạc mũi phù nề, bít các lỗ xoang và cuối cùng là nhiễm trùng.
- Sức đề kháng kém: Cơ thể suy nhược, niêm mạc đường hô hấp suy yếu, hệ thần kinh rối loạn khiến cơ thể không đủ sức tấn công lại vi khuẩn cũng là nguyên nhân viêm xoang.
- Bệnh lý đường hô hấp: Nguyên nhân viêm xoang còn do tuyến nhầy niêm mạc xoang hoạt động quá mức, hệ thống lông chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém, viêm mũi dị ứng, ...
- Nguyên nhân khác: Bệnh viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng hàm trên, chấn thương...
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang
- Đau, nhức đầu: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm xoang trán. Người bệnh thường đau nhức ở giữa 2 lông mày, đau một bên ở phía trên ổ mắt, cơn đau thường tăng dần và đau đỉnh điểm giữa trưa. Trong cơn đau, bệnh nhân có thể chảy nước mắt, nước mũi, chảy mủ…
Viêm xoang trán gây đau nhức đầu
- Chảy dịch mũi: Người bị viêm xoang trán ngoài triệu chứng đau đầu còn hay bị chảy dịch mũi. Dịch thường đặc, có màu vàng, nâu hoặc xanh, có mũi tanh hoặc hôi.
- Chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Đau đầu thường xuyên dễ gây ra chóng mặt, mất ngủ, suy nhược… Chảy dịch mũi nhiều dẫn đến mất nước, cũng gây ra hiện tượng chóng mặt.
Lưu ý: Một số người thường nhầm lẫn giữa 2 bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc buổi tối, dịch mũi có màu trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Điều trị bệnh viêm xoang trong Đông y
Trong Đông y việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang
Để ngừa viêm xoang, tốt nhất người bệnh nên phòng tránh và điều trị sớm khi bị cảm cúm. Các biện pháp phòng ngừa phổ biến như: chích ngừa cúm mỗi năm, rửa tay thường xuyên, nhất sau khi tiếp xúc với người ốm.
- Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh và tránh căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Ngoài ra, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như (khói thuốc lá, bụi đường phố, khói xe, hóa chất, máy lạnh…).
Đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế khói bụi sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc viêm xoang
- Không để tình trạng nghẹt mũi kéo dài, điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách. Đặc biệt người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi.
- Sau khi đi bơi hay bị nghẹt mũi nên vệ sinh mũi bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý có bán tại hiệu thuốc.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể hợp lý để nâng cao thể lực, phòng chống cảm cúm. Khi sổ mũi kéo dài trên 3 ngày, nước mũi có màu vàng hoặc màu xanh thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH
|