Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 24/08/2019

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy vậy ít ai hiểu được rõ về căn bệnh này. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm này

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa glucose là gì?

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Trong các trường hợp bạn biếng ăn, ốm.... dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose giúp cân bằng lại lượng đường trong máu. 

Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này không thể thực hiện trực tiếp mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa đc làm rõ. Theo các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này:

 

1. Thường xuyên vận động

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

2. Tập thể dục

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.

Tập luyện thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ tiểu đường

3. Ăn ít carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

4. Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

5. Ăn nhiều chất xơ

Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ hạn chế nguy cơ tiểu đường

6. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến

Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.

7. Dùng bột quế

Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

8. Uống cà phê

Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.

9. Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn