Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Rối loạn giấc ngủ theo Y học cổ truyền

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 26/04/2020

Rối loạn giấc ngủ nói chung hay mất ngủ nói riêng theo Y học cổ truyền thuộc chứng thất miên, bất mị,…người bệnh có thể khó vào giấc, hoặc vào giấc được nhưng dễ tỉnh, tỉnh rồi thì khó vào giấc lại, nặng hơn thì trằn trọc cả đêm không ngủ được.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chứng mất ngủ là do:

  •  Huyết hư
  • Thận âm suy kém
  •  Hoả của can đởm bốc 
  • Vị khí không điều hoà 
  • Hoặc do sau khi ốm bị suy nhược không ngủ được. 

Chứng mất ngủ chia thành năm thể bệnh chính là: 

  • Tâm Tỳ hư
  • Tâm Thận bất giao
  • Tâm khí hư 
  • Can khí hư
  • Vị không điều hoà

Trong đó 2 thể Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao là 2 thể hay gặp trên lâm sàng.

Thể Tâm Tỳ hư 

Chứng Tâm Tỳ hư là chỉ những chứng trạng do Tâm huyết hao tổn, Tỳ khí bị tổn hại dẫn đến Tâm thần thất dưỡng, Tâm là nơi chứa Thần, Can là nơi chứa phách, Tỳ là nơi chứa ý sinh ra huyết, phàm chứng mất ngủ là do âm huyết hư kém, thần, hồn và ý đều bị hư tổn, bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, ăn uống không điều độ, hoặc sau khi ốm chăm sóc không chu đáo và bệnh xuất huyết mạn tính gây nên, Tỳ bị tổn thương mất khả năng sinh hoá chất tinh vi, huyết hư khó hồi phục, tâm thần mất sự nuôi dưỡng mà thành mất ngủ.

Biểu hiện chủ yếu là hồi hộp hay quên, ngủ ít hay mê, sắc mặt úa vàng, kém ăn mỏi mệt, bụng trướng đại tiện nhão, đoản hơi, tinh thần bạc nhược hoặc xuất huyết dưới da; phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra sắc nhợt lượng nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Bệnh bất mị - mất ngủ xuất hiện trong chứng Tâm Tỳ hư có đặc điểm là mê nhiều dễ thức giấc, giấc ngủ không yên. Trương Cảnh Nhạc nói “nhọc mệt nghĩ quá độ thì tất nhiên làm cho huyết dịch bị hao tổn, thần hồn không yên tĩnh cho nên không ngủ”. 

Sách Loại chứng trị tài cũng viết: “Tư lự thương Tỳ, Tỳ huyết bị tổn hại, quanh năm mất ngủ"

Điều trị theo phép bổ ích Tâm Tỳ, dùng bài Quy tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang.

Thể Tâm Thận bất giao 

Tâm với thận chủ yếu là có mối quan hệ trên và dưới cùng giao nhau, thuỷ với hoả cùng giúp đỡ nhau. Nếu do bẩm tố tiên thiên bất túc, hoặc bệnh ốm lâu, phòng thất quá đáng v.v... khiến cho Thận thuỷ hư suy ở dưới không thể giúp cho Tâm  hoả ở trên. Tâm hoả vượng ở trên không thể giao với Thận ở dưới, hoặc do mệt nhọc tinh thần quá độ, ngũ chí quá cực đến nỗi Tâm âm bị hao tổn ngấm ngầm, Tâm dương quá thịnh, Tâm hoả không thể giao với Thận ở dưới, Tâm hoả không giáng xuống, Thận thuỷ không thăng lên tạo thành tình thế thuỷ hoả của Tâm Thận không giúp đỡ nhau sẽ hình thành bệnh biến, lâm sàng gọi là chứng Tâm Thận bất giao. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Tâm phiền, mất ngủ, hay mê, di tinh, lưng đùi ê mỏi, triều nhiệt đổ mồ hôi trộm, hoa mắt ù tai, hoặc hồi hộp, hoặc khô họng, hoặc tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác.

Bệnh thất miên - mất ngủ xuất hiện trong chứng Tâm Thận bất giao có đặc điểm là hư phiền, không ngủ, hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô tân dịch ít, lại kiêm cả chứng váng đầu, ù tai, hồi hộp, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Đây là do mệt nhọc nội thương, Thận thuỷ bất túc, Tâm hoả mạnh một phía gây nên.

Điều trị theo phép tráng thuỷ chế hoả, tư âm thanh nhiệt, dùng bài Giao thái hoàn.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn