Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Nguyên nhân và cách điều trị thiểu năng tuần hoàn sống nền

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 12/04/2020

Thiểu năng tuần hoàn sống nền là một dạng bệnh lý mạch máu não có diến biến kéo dài, phức tạp với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau như: Nhức đầu, giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai…

Trong số các nguyên nhân của thiểu năng tuần hoàn sống nền, trước đây người ta công nhận một căn nguyên phổ biến đứng hàng đầu là vữa xơ động mạch. Nhưng gần đây có nhiều nghiên cứu xác định rằng những biến đổi thoái hoá xương, khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ giữ vai trò rất quan trọng. ở những bệnh nhân cao tuổi thường hay kết hợp cả hai nguyên nhân làm cho bệnh lý mạch máu não trở nên phức tạp.

Hệ động mạch nuôi não. Tìm hiểu về thiểu năng tuần hoàn sống nền

Hệ động mạch nuôi não

Hệ động mạch nuôi não 

1.    Động mạch đốt sống thân nền:

Nhìn trên hình ảnh ta có thể hiểu đơn giản Động mạch đốt sống thân nền chính là gồm đoạn ngoài sọ: động mạch đốt sống và đoan trong sọ: động mạch nền.

2. Động mạch cảnh trong:

  • Đoạn ngoài sọ :  Xuất phát từ động mạch cảnh gốc đi lên dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm chui vào ống động mạch cảnh. 
  • Đoạn trong sọ : Động mạch qua xương đá vào hộp sọ tách ra động mạch mắt và tận cùng bởi 4 nhánh cấp máu cho 2/3 trước của bán cầu đại não. 

3. Ba hệ thống nối gồm:

  • Nối giữa động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống với động mạch cảnh ngoài. 
  • Nối giữa các động mạch nằm ở nền sọ qua đa giác Willis.
  • Nối giữa các nhánh động mạch ở vỏ não. 

Bình thường hệ thống nối hầu như không hoạt động, mỗi động mạch chỉ tưới máu cho khu vực nó phụ trách.Khi có tổn thương tắc, hẹp,  máu mới được tưới từ khu vực có áp lực cao đến khu vực có áp lực thấp nhờ hệ thống nối.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến chức năng của não 

  • Lưu lượng máu não (là yếu tố cơ bản nhất)
  • Sức cản của thành mạch
  • Sự tiêu thụ oxy và glucose ở não 

Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng máu não:

- Yếu tố thành mạch:

  • Hậu quả của các bệnh lý mạch máu não đều làm tăng sức cản mạch máu, làm thay đổi huyết động, trì trệ tuần hoàn, từ đó làm giảm lưu lượng máu.
  • Khi thành mạch bị tổn thương phá vỡ cơ chế tự điều hoà (là cơ chế sinh ra do đáp ứng cơ trơn thành động mạch với HA). Khi huyết áp tăng cao để duy trì lưu lượng tuần hoàn não, thành mạch co nhỏ lại và ngược lại khi huyết áp hạ các mạch máu giãn ra để máu lên não đủ hơn, cơ chế này mất đi khi thành động mạch bị tổn thương.

- Điều hoà chuyển hoá: các chất O2, CO2 trong máu tham gia vào cơ chế điều hoà chuyển hoá: phân áp CO2 tăng dẫn đến giãn mạch não tăng lưu lượng máu não và ngược lại khi phân áp O2 tăng gây co mạch làm giảm lưu lượng máu não.

-Điều hoà thần kinh : mạch máu não có sự chi phối bởi mạng các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Lassen đã chứng minh có một trung tâm thần kinh điều hoà lưu lượng tuần hoàn não .Nhưng về chức năng điều hoà thần kinh đối với lưu lượng tuần hoàn não rất yếu.

- Tuổi: lưu lượng máu não thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao lưu lượng máu càng giảm.

- Ngoài ra: một số thuốc có tác dụng vận mạch như Nicotinic, Aminitrit, Papaverin. gây tăng lưu lượng máu.

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn sống nền

1.    Vữa xơ động mạch:

  • Tuổi càng cao vữa xơ động mạch càng phát triển và gây nhiều biến chứng 
  • Tăng huyết áp, đái tháo đường, yếu tố di truyền, thuốc lá, trạng thái ít vận động thể lực, béo phì là những yếu tố thúc đẩy vữa xơ động mạch.

2.    Thoái hoá cột sống cổ: 

Trong thoái hoá xương, khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ, quá trình sản xương đã làm chồi lên những gai xương, mỏ xương có thể chèn đẩy động mạch sống gây bệnh.

3.    Hội chứng đoạt máu:

Hệ động mạch đốt sống thân nền có thể bị rối loạn khi bị cướp máu ở trong sọ hoặc ở ngoài sọ.

4.    Huyết khối động mạch:

Các cục huyết khối động mạch sẽ làm hẹp lòng mạch gây nghẽn tắc mạch máu.

5.    Các nguyên nhân khác: 

Một số nguyên nhân ít gặp khác như: viêm động mạch, dị tật bẩm sinh mạch máu não, chèn ép từ bên ngoài do u, ung thư đốt sống cổ, chấn thương cột sống cổ vv…

Triệu chứng hay gặp

  • Đau đầu
  • Chóng mặt 
  • Rối loạn thăng bằng: cảm giác bồng bềnh, có vật quay quanh mình, tối sầm mắt đứng không vững…
  • Mất ngủ
  • Giảm thị lực
  • Giảm trí nhớ, hay quên
  • Giảm tập trung chú ý
  • Rối loạn cảm giác: chuột rút, kiến bò, tê bì...

Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn sống nền

Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn sống nền phải dựa vào các triệu chứng của bệnh và các phương pháp cận lâm sàng. Có rất nhiều phương pháp cận lâm sàng mỗi phương pháp đánh giá một giai đoạn và một chức năng.

Các phương pháp cận lâm sàng: 

Để bổ sung cho tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng: Lưu huyết não đồ, điện não đồ, siêu âm dopple, chụp mạch não.

Một số phương pháp gián tiếp: Chụp XQ cột sống cổ, sinh hoá máu… 

Tuỳ điều kiện và yêu cầu chẩn đoán để lựa chọn các phương pháp cận lâm sàng cho phù hợp.

  • Điện não đồ: nhằm đánh giá hoạt động chức năng của não.
  • Lưu huyết não đồ: phương pháp này cũng không phải là phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán TNTHSN mà chỉ là phương pháp bổ trợ .
  • Đo tốc độ dòng máu bằng phương pháp siêu âm Doppler: kỹ thuật siêu âm Doppler xuyên sọ có thể đánh giá mức độ tổn thương và rối loạn huyết động các động mạch chính trong não. Nhưng kỹ thuật này chưa phổ cập và hiện ưu tiên trên các bệnh nhân đột quỵ não.
  • Chụp mạch não (AG): cho phép đánh giá trực tiếp toàn bộ hệ thống động mạch đốt sống thân nền.   
  • X quang cột sống cổ: đánh giá tình trạng thoái hoá cột sống cổ.

Điều trị

Thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn sống nền có thể chia thành 4 nhóm chính như sau: 

-  Nhóm 1: Nhóm các chất tổng hợp hữu cơ gồm các loại 

Có tác dụng tiêu cơ: Cinarigin, Cyclandelat. 

Kích thích thụ thể be ta giao cảm: Piprutecol. 

Ức chế thụ thể Alpha giao cảm : Fludilat.

- Nhóm 2: Các chất giống sinh học hay có họ gần với các vitamin về mặt hoá học như: Nicyl, Bradilan, Vasocalm.

- Nhóm 3: Các thuốc nguồn gốc thực vật : Rutin, Cervileue.

- Nhóm 4: Các thuốc có nguồn gốc khác: Tanakan, Vasobral.

Các loại thuốc đa dạng trên tác động theo những cơ chế khác nhau nhằm khắc phục hậu quả của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính. 

Điều trị thiểu năng tuần hoàn sống nền cần điều trị căn nguyên : Thoái hoá cột sống cổ, rối loạn lipid huyết và các nguyên nhân khác...

Phương pháp không dùng thuốc:

Với 3 biện pháp chủ yếu là chế độ ăn, chế độ luyện tập thể lực và chế độ lao động được nhiều nhà y học quan tâm đánh giá cao trong điều trị và dự phòng thiểu năng tuần hoàn sống nền

Phương pháp kết hợp:

Là kết hợp giữa dùng thuốc và không dùng thuốc để phấn đấu loại trừ các yếu tố nguy hại để đạt hiệu quả điều trị cao, phù hợp mọi lứa tuổi, đồng thời phòng ngừa bệnh.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn
Tags : thiểu năng tuần hoàn não thiểu năng tuần hoàn sống nền