Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Bệnh thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Đăng bởi Phúc Thành vào lúc 24/08/2019

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Để tránh những biến chứng nguy hiểm người bệnh cần sớm tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng điển hình để áp dụng các cách chữa phù hợp, hiệu quả nhất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp vòng sợi bên ngoài đĩa đệm mất khả năng giãn hoặc bị rạn rách, khiến nhân nhầy bên trong khớp thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh.

 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại (bác sĩ chủ trị của phòng khám Đông Y Phúc Thành). Bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu do 4 nguyên nhân chính:

  • Do thoái hóa tự nhiên: Đa phần đây là nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuổi càng cao thì khả năng thẩm thấu của đĩa đệm càng kém, dẫn đến mắc thoát vị đĩa đệm. Độ tuổi mắc do nguyên nhân thoái hóa tự nhiên thường từ  50 tuổi trở lên.

Thoái hóa tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm

  • Do tai nạn, chấn thương: Một số trường hợp gặp tai nạn xe cộ hoặc chấn thương khi chơi thể thao, làm việc.... cũng dẫn đến việc tổn thương đĩa đệm gây ra thoát vị
  • Do hoạt động, làm việc sai tư thế: Các thói quen nằm ngồi không đúng cách hoặc làm việc bê vác quá nặng sẽ khiến cột sống bị cong vẹo, dẫn đến dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, làm tăng khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn.

Bê vác nặng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

  • Do thừa cân, béo phì: Việc ăn uống quá mức sẽ khiến trọng lượng cơ thể gia tăng, gây áp lực lên xương sống do phải chịu một trọng tải lớn dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng khá giống so với một số bệnh khác nên cần chú ý một số triệu chứng sau:

  • Đau tại vị trí thoát vị: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau buốt tại cột sống lưng. Cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, thường tái phát thành nhiều đợt, đặc biệt khi bệnh nhân làm việc nặng. Bên cạnh đó, xuất hiện cảm giác tê giống như bị kiến bò từ mông, sau đó lan dần ra sau hay một bên chân. Đau thần kinh tọa, cơn đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.
  • Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm xảy ra cùng tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới hiện tượng mất cảm giác nóng lạnh, rối loạn dinh dưỡng da, mất phản xạ gân xương, giảm nhiệt độ...
  • Hội chứng rễ thần kinh: Tình trạng ngứa ran, đau buốt, tê bì và nóng xảy ra ở vùng phân bố của rễ thần kinh bị tổn thương.
  • Hạn chế vận động: Bệnh nhân có cảm giác lưng cứng, khó khăn trong việc cúi ngửa, đứng ngồi và đi lại. Khả năng vận động càng bị hạn chế nhiều càng chứng tỏ mức độ chèn ép nặng.
  • Teo cơ, yếu liệt: Cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh ngại vận động, các cơ trong thời gian dài không được hoạt động dẫn tới teo cơ, teo chân, đi lại khó khăn.

Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Sống lành mạnh: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.
  • Duy trì cân nặng bình thường. Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
  • Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế để phòng tránh tật gù vẹo cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm sau này. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
  • Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu. nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. 

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn