-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hoàng Cầm - Công năng và chủ trị
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 27/06/2020
Hoàng Cầm
Hoàng cầm còn có tên gọi khác là: Không trường, Đỗ phụ, Đạm tử cầm, Thử vĩ cầm, Đông cầm, Lý hủ thảo, Hoàng văn, Hủ trường, Điều cầm, Tửu cầm,…
Cây của vùng Sibêri, Bắc Trung Quốc đã được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, phát triển tốt. Cũng có người trồng làm cảnh.
Thảo dược này sống chủ yếu ở các cao nguyên đất vàng, hướng về phía mặt trời mọc. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nam.
Tên khoa học: Scutellaria baicalensis.
Thuộc họ: Hoa môi – Lamiaceae.
Bộ phận dùng:
- Dùng rễ của cây.
- Thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu
Bào chế: Sau khi thu hái rễ đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua
Tính vị: vị đắng; tính hàn.
Quy kinh: quy vào kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng.
Công năng: Giải độc, táo thấp, an thai.
Chủ trị:
- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản
- Viêm phổi, viêm phế quản
- Sốt cao kéo dài, khi sốt lúc nóng lúc rét (hàn nhiệt vãng lai)
- Đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, động thai
- Chữa cao huyết áp gây đau đầu, mất ngủ
Thành phần hóa học:
Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: baicalin, bacalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, H, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
Hàm lượng: 6 – 12g/ngày
Cách dùng:
- Sắc uống
- Tán bột
- Ngâm rượu
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có khả năng kháng khuẩn phổ rộng. Trong thực nghiệm nhận thấy dược liệu này có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu, não mô viêm Neisseria, trực khuẩn lao, nấm da và Leptospira.
- Tác dụng đối với huyết áp: Thực nghiệm trên mèo, chó và thỏ gây mê nhận thấy dịch truyền, nước sắc, cồn của dược liệu có tác dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng chuyển hóa lipit: Hỗn hợp nước sắc từ đại hoàng, hoàng cầm và hoàng liên làm hạ lipid ở người được điều trị bằng Thyroid hoặc người thực hiện chế độ kiêng cholesterol trong 7 tuần.
- Tác dụng đối với vị trường: Cồn chiết và nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế nhu động ruột.
- Tác dụng miễn dịch: Thành phần Baicalein trong dược liệu có khả năng ức chế tế bào giải phóng enzyme nên có khả năng ngăn ngừa dị ứng. Bên cạnh đó, Baicalin và Baicalein được chứng minh có tác dụng giãn phế quản trong thực nghiệm với hẹn bị gây dị ứng suyễn.
- Rễ hoàng cầm có tác dụng hạ thân nhiệt.
- Nước sắc từ thảo dược này có tác dụng lợi tiểu đối với người khỏe mạnh và chó.
- Cồn chiết và nước sắc từ hoàng cầm có khả năng tăng lượng mật ở thỏ và chó.
- Hoạt chất Baicalin làm giảm phản xạ và khả năng di chuyển của chuột.
Lưu ý:
Tiêu chảy do hàn, hạ tiêu có hàn hoặc phế có hư nhiệt không dùng.
Phụ nữ thai hàn, tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, thực hỏa không dùng.
Kỵ mẫu đơn, hành sống, lê lô, sợ đơn sa, vì vậy không nên sử dụng đồng thời.