Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Sinh Địa Hoàng - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 25/06/2020

Sinh Địa Hoàng 

Sinh Địa Hoàng - Công năng và chủ trị

Sinh địa hoàng còn có tên gọi khác là: Địa hoàng, Sinh địa

Là loài cây của Trung Quốc. Sau đó được nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài 1-2cm. Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. 

Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud

Thuộc họ: Hoa mõm chó - Scrophulariacae.

Bộ phận dùng: 

  • Dùng thân rễ (củ) của cây Địa hoàng
  • Chọn ngày nắng ráo để đào củ

Bào chế:

Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. 

Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng (sinh địa) và Thục địa hoàng (thục địa):

  • Sinh địa: Củ Địa hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều. 
  • Thục địa: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Sinh Địa Hoàng - Công năng và chủ trị

Sinh địa

Tính vị: vị ngọt, đắng; tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh tâm, can, thận, tiểu trường.

Công năng: Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.

Chủ trị: 

  • Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu
  • Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan
  • Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn 
  • Chữa ho do phế âm hư, táo bón mất tân dịch, khát nước do đái tháo đường
  • Chữa thổ huyết (nôn ra máu), băng huyết, chảy máu cam, bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô.

Thành phần hóa học: 

Trong rễ có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten. Còn có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.

Hàm lượng: 12 – 64g/ngày

Cách dùng: Sắc uống

Tác dụng dược lý:

  • Tác dụng chống viêm: Trên thực nghiệm, nước sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm.
  • Tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên súc vật: thực nghiệm có đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp,
  • Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm.
  • Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

Lưu ý:

Sinh địa kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc.

Không dùng sinh địa hoàng cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc ỉa chảy.

Tags : sinh địa