Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Liên Kiều - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 26/06/2020

Liên Kiều

Liên Kiều - Công năng và chủ trị

Liên kiều còn có tên gọi khác là: Dị Kiều, Tam Liêm Trúc Căn, Hạn Liên Tử, Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa, Không Kiều, Không xác, Lạc kiều.

Dược liệu này mọc chủ yếu ở Trung Quốc, nhất là các tỉnh như Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Bắc, Cam Túc. Ngoài ra dược liệu còn được tìm thấy ở Nhật Bản.

Ở Việt Nam, vẫn chưa thể trồng loại dược liệu này. Hiện vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc về để sử dụng.

Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl.

Thuộc họ: Nhài - Oleaceae.

Bộ phận dùng: 

  • Dùng quả khô của cây. 
  • Quả chín gọi là lão kiều, quả xanh gọi là thanh kiều.
  • Quả xanh hái vào tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi rồi đem phơi khô. 
  • Quả gìa hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, phơi khô.

Liên Kiều - Công năng và chủ trị

Cây liên kiều

Bào chế:

  • Đối với quả khô thì thu hái quả rồi rửa sạch, bỏ tâm dùng vỏ hoặc chỉ dùng có tâm hoặc dùng Liên kiều kèm cả tâm và vỏ.
  • Đối với quả xanh cần nhúng nước sôi, sau đó mới đem phơi cho khô.

Tính vị: vị đắng; tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh đởm, đại trường, tam tiêu.

Công năng: Giải độc, táo thấp

Chủ trị: 

  • Chữa sốt cao, vật vã, mê sảng
  • Trị mụn nhọt, sưng viêm vú
  • Trị lao hạch, loa lịch không tiêu
  • Trị đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo

Thành phần hóa học: 

  • Trong Liên kiều có: Forsythin, Matairesinoside, Oleanolic acid,  có Phenol Liên kiều [C15H18O7].
  • Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2% Alcaloid.
  • Ngoài ra còn chứa: Pinoresinol,Betulinic acid, pinoresinol-b-D-glucoside, Rutin, Forsythoside A, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Rengyolone, Rengyoisde A, B, C, Suspensaside. 

Hàm lượng: 10 – 30g/ngày

Cách dùng: Sắc uống

Tác dụng dược lý:

  • Tác dụng kháng khuẩn rộng: Hàm lượng dược chất có trong dược liệu này có khả năng ức chế rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điển hình như liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, lao, thương hàn, ho gà, bạch hầu…
  • Ngoài ra dược liệu còn ức chế hoạt động của virus cúm, rhinovirus cùng nhiều loại nấm ở các mức độ khác nhau.
  • Tác dụng bảo vệ gan, cầm nôn, giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Tác dụng chống viêm: Dược liệu này sẽ giúp làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu. Có thể khu trú trạng thái viêm nhưng lại không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các tế bào.
  • Tác dụng hạ huyết áp, làm giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, tăng lưu lượng tuần hoàn.

Lưu ý:

Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ không dùng

Sốt kèm khí hư không dùng

Tỳ hư, tiêu chảy không dùng