-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạc Hà - Công năng và tác dụng
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 23/04/2020
Bạc Hà
(Herba Menthae)
Lá bạc hà tươi
Bạc hà đã phơi khô
Bạc hà còn được biết đến với các tên gọi khác như: Anh sinh, Bà hà, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà.
Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng:
Toàn cây trên mặt đất.
Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô, hoặc phơi trong râm.
Tên khoa học: Mentha Arvensis L.
Thuộc họ Hoa môi: Labiatae.
Tính vị: vị cay, tính mát.
Quy kinh: quy vào kinh phế, can.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, thanh lương giải uất.
Chủ trị:
- Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, họng sưng đau do phong nhiệt
- Sốt cao: giúp hạ sốt, làm ra mồ hôi.
- Chữa nôn, thông mật giúp tiêu hóa
- Giải độc, thúc sởi mọc nhanh, trị dị ứng, ban chẩn
- Trị chứng rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy...
- Trị ong đốt
- Trị ngứa ngoài da
Thành phần hóa học:
Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.
Hàm lượng: 8-16g/ ngày.
Cách dùng: Sắc uống hoặc hãm.
Lưu ý:
- Bạc hà không được đun sôi lâu, khi sắc phảii cho vào sau.
- Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm.
- Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng.
Tags :
Bạc Hà