Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Bạch Chỉ - Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 13/04/2020

Bạch Chỉ

(Radix Angelicea)

Bạch chỉ - Công năng và tác dụng 

Bạch chỉ 

Cần phân biệt Bạch chỉ (có thân hình trụ) với cây bạch chỉ nam (cây mát rừng) Millettia pulchra Kurz, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Bạch chỉ nam

Bạch chỉ nam 

Bộ phận dùng:

Rễ củ của cây bạch chỉ - Radix Angelicae Dahuricae.

Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.

Tên khoa học: Angelica dahurica Benth et Hook

Thuộc họ Hoa tán: Apiaceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: quy vào kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng: Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.

Chủ trị: 

  • Chữa cảm mạo phong hàn với biểu hiện: đau đầu, chủ yếu đau vùng trán và đau nhức vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi…
  • Trừ phong giảm đau: đau răng, đau nhức xương do phong thấp, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày, viêm mũi mạn tính…
  • Giải độc tiêu viêm: mụn nhọt, mưng mủ, viêm tuyến vú, hôi miệng ... Có thể phối với kim ngân hoa, bồ công anh.
  • Giúp hành huyết điều kinh, trị xích đới hạ.
  • Ngoài ra còn được dùng làm thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, …

Thành phần hóa học:

Cây có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin, bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.

Tác dụng dược lý:

  • Trong thành phần có chứa angelicotoxin, với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn trung khu vận đông huyết quản, trung khu hô hấp, dây thần kinh lang thang làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giật và tê liệt toàn thân.
  • Ngoài ra có các hoạt chất hóa học giúp kháng khuẩn: Ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, vi khuẩn Gram dương, đối với vi khuẩn lao ở người có tác dụng ức chế rõ rệt.

Hàm lượng: 4-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: 

  • Bệnh nhân có chứng âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
  • Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
Tags : bạch chỉ