-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cam Toại - Công năng và tác dụng
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 19/05/2020
Cam Toại
(Radix Euphorbiae kansui)
Cam toại là loài cây thân thảo phân bố chủ yếu ở Trung Quốc
Cam toại còn được biết đến với tên gọi khác là: Củ cây Niền niệt, niệt gió, Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền, Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú, Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ…
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng:
- Dùng rễ của cây cam toại.
- Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Rễ cây cam toại sau khi phơi khô
Tên khoa học: Euphorbia kansui Liou.
Thuộc họ: Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Tính vị: vị đắng; tính hàn.
Quy kinh: quy vào kinh phế,tỳ, thận.
Công năng: Trục thủy tả hạ.
Chủ trị:
- Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng dẫn đến khó thở.
- Dùng trong trường hợp phù lại bí đại tiểu tiện thì phối hợp với khiên ngưu, đại táo sắc uống.
- Trị thấp nhiệt sưng độc: bôi dùng ngoài.
Thành phần hóa học:
Rễ cam toại có thành phần hóa học chính là triterpenoids (trong đó, gồm có alpha-euphorbol, 20-epieuphol, 20-deoxyingenol-3-benzoate, kanzuiol,…). Ngoài ra dược liệu còn chứa axit oxalic, axit palmitic, glucose, vitamin B1, tinh bột, glucose, sucrose, acid citric,…
Hàm lượng:
- Sắc uống hoặc tán bột: 1 – 2g/ngày
- Dùng ngoài tùy ý
Cách dùng:
- Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống.
- Khi dùng có thể chế biến bằng cách nấu với đậu phụ hoặc nấu với dấm để giảm độc tính.
Lưu ý:
- Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng.
- Người không có phù, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai cấm dùng.
- Cam thảo phản cam toại.
Cam toại có tác dụng kích thích ruột gây tả mạnh, sau khi chế với dấm sức tả hạ có giảm đi. Các chất Kansuinin A,B có tác dụng giảm đau, đồng thời cũng là chất có độc tính.