-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cát cánh - Công năng và chủ trị
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 30/05/2020
Cát cánh
(Radix Platycodi grandiflori)
Rễ cát cánh phơi khô thái phiến
Cát cánh còn có tên gọi khác là: Tề ni, Bạch dược, Cánh thảo, Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ, Khổ ngạch, Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất.
Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình...). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta.
Hoa cát cánh
Bộ phận dùng:
- Rễ, củ của cây cát cánh
- Đào rễ phơi, sấy khô.
Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq) A.CD.
Thuộc họ: Hoa chuông - Campanulaceae.
Tính vị: vị đắng, cay; tính hơi ấm.
Quy kinh: quy vào kinh phế.
Công năng: Ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm
Chủ trị:
- Chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.
- Chữa mụn nhọt làm mủ không vỡ
- Các vết thương ngoại khoa nhiễm trùng (dùng ngoài)
Thành phần hóa học: Trong rễ Cát cánh có các saponin platicodon A, C, D, D2 polygalacin D, D2. Còn có một chất tương tự Inulin.
Hàm lượng: 6 - 12g/ngày
Cách dùng: Sắc uống, dùng ngoài.
Tác dụng dược lý:
- Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh
- Nước sắc Cát cánh làm giảm đường huyết
- Giúp làm giảm Cholesterol ở gan
- Nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường
- Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch
Lưu ý:
- Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng.
- Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên, âm hư hỏa vượng, lao tổn, ho suyễn không dùng.
- Trị họng đau, nên dùng chung với Cam thảo, giống như bài Cát Cánh Thang trong Thương Hàn Luận.