Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Chi Tử - Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 15/04/2020

Chi Tử 

(Dành dành)

Chi Tử - Công năng và tác dụng 

Quả chi tử

Chi Tử - Công năng và tác dụng 

Hạt chi tử

Vị thuốc Chi tử còn gọi Sơn chi tử , Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).

Bộ phận dùng:

Quả chín của cây dành dành.

Quả thu hái khi chín, ngắt bỏ cuống, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô; nếu bóc vỏ trước khi chín sẽ được Chi tử nhân.

Tên khoa học: Gardenia jasminoides ellis.

Thuộc họ Cà Phê: Rubiaceae.

Tính vị: vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh can, phế, vị.

Công năng: tả hỏa, lương huyết, lợi niệu.

Chủ trị: 

  • Viêm gan nhiễm trùng vàng da.
  • Ngoại cảm phát sốt, mất ngủ.
  • Viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng.
  • Chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày, sốt cao chảy máu … (chi tử sao cháy để cầm máu)
  • Cũng dùng chữa tiểu tiện ít và khó đi, viêm thận phù thũng.

Thành phần hóa học:

Quả chứa geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester. Còn có nonacosane, -sitosterol, D-mannitol; tanin, dầu béo, pectin. 

Tác dụng dược lý:

Nước sắc Chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

Hàm lượng: 10-20g/ ngày.

Cách dùng: Sắc uống.

Lưu ý: 

  • Chi tử trị tâm phiền, bứt rứt, cơ thể nóng, mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam.
  • Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa thì không được dùng.
Tags : Chi tử Dành dành