Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Tía Tô - Công năng và tác dụng

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 01/04/2020

Tía Tô

(Folium Perillae)

Bộ phận dùng:

Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi cây ra hoa), cành (thu hoạch khi đã hết lá), quả (ở những cây chủ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô.

Gồm các vị:

  • Tô Diệp : là lá tía tô
  • Tô ngạnh: là cành tía tô
  • Tô tử: là hạt tía tô

Tên khoa học: Perilla frutescens 

Thuộc họ hoa môi: Lamiaceae

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: quy vào kinh phế, tỳ.

Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí.

Chủ trị: 

  • Cảm mạo phong hàn dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác như: Hương phụ, Trần bì, Cam thảo. Hoặc dùng riêng tía tô thái nhỏ cho vào cháo nóng ăn.
  • Kiện vị, chỉ nôn: dùng khi tỳ vị bị ứ trệ, đầy chướng, ăn không tiêu, buồn nôn, có thể kết hợp với khương bào.
  • Khứ đờm chỉ ho: dùng trong ngoại cảm phong hàn kèm ho có đờm nhiều. Có thể dùng tía tô, hạnh nhân, sinh khương, bán hạ.
  • Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết gây động thai. Có thể phối hợp: Trữ ma căn, tô ngạnh, ngải cứu.
  • Giải độc cua cá, nôn mửa, dị ứng.

Tía tô, hành lá nấu cháo giải cảm trong dân gian

Chú ý: Những người biểu hư, mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều không nên dùng.

Tags : Công dụng của tía tô Tác dụng của tía tô Tía tô Tính vị quy kinh của tía tô