Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Dây Đau Xương - Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 29/04/2020

Dây Đau Xương 

(Caulis Tinosporae)

Dây đau xương khô

Dây đau xương còn được biết đến với một tên gọi khác là: Khoan cân đằng, Tục cốt đằng, Khau năng cấp.

Ở nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng núi, leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ, nhiều nhất ở tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn,… Ngoài ra loài thực vật này cũng mọc hoang ở một số tỉnh của Trung Quốc. 

Bộ phận dùng: 

Dây và lá – Caulis et Folium Tinosporae.

Khi dùng làm thuốc, thu hái thân già, thái nhỏ, phơi khô. Dùng sống hay tẩm rượu sao. Có thể thu hái quanh năm.

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr.

Thuộc họ Tiết dê: Menispermaceae.

Tính vị: vị đắng, tính mát.

Quy kinh: quy vào kinh can, tỳ.Công năng: Khu phong trừ thấp, thư cân, hoạt huyết, thanh nhiệt.

Chủ trị: 

  • Phong thấp tê bại
  • Các khớp xương đau nhức
  • Sốt rét kinh niên
  • Đau dây thần kinh hông
  • Tổn thương do ngã gây ứ máu.

Thành phần hóa học:

Trong cây có nhiều alcaloid, glycoside phenolic, tinosinesid A và B, dinorditerpen glucosid,…

Tác dụng dược lý:

Có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholine và histamine trong thực nghiệm với ruột thỏ cô lập.

Có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, tác động đến huyết áp, lợi tiểu và an thần đối với động vật thí nghiệm.

Hàm lượng: 10-20g/ ngày. 

Cách dùng: 

Sắc uống, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, giã nhỏ đắp ngoài.

Có thể dùng sống hoặc sao vàng.

Tags : Dây đau xương Khoan cân đằng Tục cốt đằng