Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Địa Cốt Bì - Công năng và tác dụng

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 06/05/2020

Địa Cốt Bì

Địa Cốt Bì - Công năng và tác dụng

Địa cốt bì còn được biết đến với tên gọi khác là: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn, Tính cốt bì.

Xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc.

Hiện nay nhiều nơi sử dụng vị thuốc Hương gia bì dưới tên Địa Cốt Bì. Một số địa phương dùng vỏ rễ cây Đại thanh (Bọ mẩy) với tên Địa cốt Bì nam. Cần phân biệt để sử dụng đúng thuốc.

Bộ phận dùng: 

Vỏ rễ của cây Câu kỷ (Kỷ Tử).

Sau khi đào lấy rễ thì đem rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô. 

Tên khoa học: Cortex lycci Sinensis.

Thuộc họ Cà: Solanaceae.

Tính vị: vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh phế, can, thận, tam tiêu.

Công năng: Lương huyết, thanh phế, dưỡng âm.

Chủ trị: 

  • Ho do viêm phế quản
  • Sốt về chiều, sốt lâu ngày không lui, sốt cao chảy máu: chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu…
  • Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát

Thành phần hóa học:

Trong Địa cốt bì có chứa chất thơm, saponin, alcaloid..

Hàm lượng: 8-12g/ ngày. 

Cách dùng: Sắc uống.

Lưu ý: 

Người bị ngoại cảm phong hàn phát sốt thì không được dùng. 

Tỳ Vị hư hàn không được dùng.

Tags : Địa cốt bì