Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Kê Huyết Đằng - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 05/06/2020

Kê Huyết Đằng 

(Caulis Spatholobi)

Kê Huyết Đằng - Công năng và chủ trị

Kê huyết đằng còn có tên gọi khác là: Hoạt huyết đằng, hồng đằng,mã nhung đằng, trư huyết đằng, huyết phong, quá chương long, huyết long đằng, cửu tằng phong, hồng đằng, đại huyết đằng,…

Cây của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong các rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát, tới độ cao 850m, ở các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé tới Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Bộ phận dùng: Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng.

Tên khoa học: Spatholobus harmandii Gagnep.

Thuộc họ: Đậu - Fabaceae.

Tính vị: vị đắng, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: quy vào kinh can, thận.

Công năng: Bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt

Chủ trị: 

  • Kinh nguyệt không đều, thống kinh
  • Huyết hư, da vàng, di tinh, bạch đới
  • Đau lưng, đau nhức khớp xương, chân tay tê bại
  • Thành phần hóa học: 
  • Có glucid, tanin, chất nhựa. 

Hàm lượng: 10 - 20g/ngày

Cách dùng: Sắc uống, ngâm rượu, nấu cao.

Tác dụng dược lý:

  • Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.
  • Tác Dụng Kháng Viêm: Chouống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu qủa tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.
  • Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.
  • Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung (Trung Dược Học).

Lưu ý:

Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng.