Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Kha Tử - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 02/06/2020

Kha Tử 

(Frutus Terminaliae chebulae)

Quả kha tử đã được phơi khô

Kha tử còn có tên gọi khác là: chiêu liêu, chiêu liêu hồng, xàng, tiếu, kha lê, kha lê lặc…

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở rừng thưa, rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Nam nước ta. 

Bộ phận dùng: 

  • Dùng quả chín phơi hay sấy khô của cây kha tử
  • Khi dùng sao qua, bỏ hạt

Tên khoa học: Terminalia chebula.

Thuộc họ: Bàng – Combretaceae.

Tính vị: vị đắng, chua, sáp; tính bình.

Quy kinh: quy vào kinh phế, đại trường.

Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm phế, thông lợi yết hầu 

Chủ trị: 

  • Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên
  • Chữa di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới
  • Phế hư ho, suyễn, ho lâu ngày không ngừng, yết hầu đau, khàn tiếng

Thành phần hóa học: 

Trong quả có khoảng 30% chất săn da mà chất đặc trưng là acid chebulinic, chebulin, acid chebulagic terchebin, acid shikimic; còn có 20-40% tanin với acid ellagic, acid gallic, acid quinic; sennoside A và tanase. Trong nhân có 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô. 

Tác dụng dược lý:

  • Hợp chất chebulin trong quả có tác dụng chống co thắt tương tự papaverin. 
  • Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu và cường tim.
  • Hoạt chất Polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt. Tác dụng dược lý này của Polysaccharid thậm chí cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm lâm sàng như codein.
  • Nhờ chất Alloyl nên Kha tử sở hữu hoạt tính kháng vi rút. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các vi rút loại 1 và một số vi rút làm giảm hệ miễn dịch của con người.
  • Với hàm lượng tamin giàu có tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.

Hàm lượng: 3 - 6g/ngày

Cách dùng: Sắc uống, ngậm.

Lưu ý:

  • Không dùng kha tử cho các trường hợp mắc hội chứng ngoại cảnh và trong khi tích tụ nhiệt thấp ở trong cơ thể.
  • Không dùng trong trường hợp táo bón, mới cảm ngoại tà.