Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Kinh giới- Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 27/04/2020

Kinh giới 

(Herba Schizonepetae)

Kinh giới- Công năng và tác dụng 

Kinh giới tươi

Kinh giới khô

Kinh giới còn được biết đến với những tên gọi khác như: Giả tô, Khương giới, Thử minh, Kinh giới tuệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới, Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh.

Là loài cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn.

Bộ phận dùng:

Thân cây trên mặt đất 

Có thể cắt cành lá của những cây đang ra hoa, chặt ngắn, phơi hay sấy nhẹ tới khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.)

Thuộc họ Hoa môi: Lamiaceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: quy vào kinh phế, can.

Công năng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết

Chủ trị: 

  • Cảm cúm mùa hè, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu.
  • Say nắng
  • Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng.
  • Trị dị ứng, mẩn ngứa: dùng kinh giới sắc vàng uống.
  • Phong thấp, đau xương, đau mình.
  • Thiểu niệu: dùng khi đại tiểu tiện bí táo.
  • Bại liệt: dùng trong trúng phong cấm khẩu, khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo.
  • Còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu: giúp khứ ứ chỉ huyết, thường dùng kinh giới sao cháy.

Thành phần hóa học:

Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton.

Hàm lượng: 4-16g/ ngày. Kinh giới tươi có thể dùng đến 100g.

Cách dùng: Sắc uống.

Lưu ý: 

Những bệnh nhân động kinh, sởi, thủy đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.

Phàm người biểu hư, hay ra mồ hôi, huyết hư hàn nhiệt không do phong hàn gây nên, cùng chứng nhức đầu do âm hư hỏa vượng họng đau không phải ngoại cảm, đều phải kiêng kỵ.

Biểu hư, tự hãn, tỳ hư, tiêu chảy nên thận trọng khi sử dụng.

Kinh giới có tác dụng dược lý: kích thích tuyến mồ hôi, tăng tuần hoàn máu.

Kinh giới còn có tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao, tuy nhiên trên lâm sàng rất ít dùng để điều trị lao. Tinh dầu kinh giới còn giúp diệt lỵ amip.
 

Tags : kinh giới tác dụng của kinh giới