-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Miết giáp - Công năng và chủ trị
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 07/06/2020
Miết giáp
(Carapax Trionycis)
Miết giáp còn có tên gọi khác là: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
Là một vị thuốc động vật, chính là mai con ba ba.
Ba ba là loài động vật thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao... Trên thế giới ba ba phân bố tương đối rộng, từ Trung Quốc cho tới Xiberi, từ Triều Tiên cho tới Nhật Bản, và ở Viết Nam có 4 loài ba ba: ba ba hoa, ba ba gai, lẹp chuối (giải) và cua đinh. Trong đó ba ba phân bố chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, chỉ có cua đinh phân bố ở miền Nam.
Bộ phận dùng:
- Mai con ba ba
- Ba ba bắt về đem cắt cổ lấy tiết và hứng ngay vào 1 ít rượu. Sau đó cho cả con vào trong nồi nước sôi và đun khoảng từ 1 – 2 giờ rồi vớt ra, gỡ lấy phần mai. Có thể để nguyên hay ngâm nước phèn 1 đêm (cứ 1kg mai thì dùng 20g phèn). Sau khi ngâm phèn xong, vớt ra cạo sạch thịt và màng rồi đem phơi khô.
Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann.
Thuộc họ: Ba ba - Trionychidae.
Tính vị: vị mặn, tính hàn.
Quy kinh: quy vào kinh can, tỳ, phế.
Công năng: Tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết.
Chủ trị:
- Trị kinh giản, nhức xương, triều nhiệt, cao huyết áp
- Mụn nhọt, sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng
- Trị sốt rét, là thuốc trị âm hư hàn nhiệt vãng lai
- Gày còm
- Polip, loét âm hộ, trĩ
Thành phần hóa học: Miết giáp có chứa các thành phần: Colloid, Keratin, Iodine, vitamin D, muối khoáng
Hàm lượng: 10 - 30g/ngày
Cách dùng: sao với cát sắc uống, tán bột, nấu cao.
Tác dụng dược lý:
- Làm tăng protid huyết tương, tiêu khối u.
- Các thành phần có trong miết giáp có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh của tổ chức liên kết.
- Ngoài ra, còn có tác dụng an thần, đồng thời kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể.
Lưu ý:
Kiêng kỵ tỳ hư, phụ nữ có thai.