-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ngũ Vị Tử - Công năng và chủ trị
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 07/06/2020
Ngũ Vị Tử
(Fructus Schicandrae)
Ngũ vị tử còn có tên gọi khác là: Ngũ mai tử
Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Cây cũng gặp trong rừng các vùng núi cao như ở Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Phong Thổ). Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn.
Cây ngũ vị tử
Bộ phận dùng:
Quả
Dùng quả chín phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị bắc hoặc cây hoa trung ngũ vị hay ngũ vị nam.
Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.
Thuộc họ: Ngũ vị - Schisandraceae.
Tính vị: Ngũ vị tử có 5 vị: ngọt, mặn, đắng, cay và chua, nhưng thường là chua, ngọt, tính ấm, nhân hạt có vị cay và đắng.
Quy kinh: quy vào kinh phế, tâm, thận.
Công năng: Cố biểu liễm hãn, ích khí, sinh tân, bổ thận, an thần.
Chủ trị:
- Chữa chứng ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm (có thế phối hợp với kỷ tử, đẳng sâm, cẩu tích)
- Chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp phế khí
- Chữa di tinh, hoạt tinh, đái đục, tiểu nhiều
- Cầm ỉa chảy do thận dương hư không ôn vận tỳ dương gây ỉa chảy, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, mạch nhược, phân lỏng, ỉa chảy lúc sáng sớm
- Dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nứt nẻ
- Chữa bồn chồn mất ngủ
Thành phần hóa học:
Quả chứa schizandrin, oxyschizandrin neoschizandrin, schizandrol, schisantherin hay gomisin A, B, C, D, E, F, G, H, J, K1, K2, K3, L1, L2, M1, M2, N2,O,R.
Hàm lượng: 1.5 - 06g/ngày
Cách dùng: Sắc uống.
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng điều trị suy nhược: Cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng cải thiện các triệu chứng do thần kinh suy nhược như mất ngủ, hồi hộp, đau đầu, chóng mặt,…
- Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Nước sắc từ dược liệu có khả năng kích thích nhiều phần của hệ thần kinh trung ương của ếch. Ngoài ra, thảo dược còn làm thư giãn nhanh trên thực nghiệm ở người tình nguyện.
- Tác dụng đối với hệ thần kinh ngoại biên: Sử dụng chất Schizandrin chích vào khoang bụng hoặc cho chuột nhắt uống nhận thấy có tác dụng kích thích tiết ra choline. Nếu sử dụng liều thấp thì nhận thấy có khả năng kích thích tiếp nhận nicotin.
- Tác dụng lên tử cung: Thực nghiệm trên tử cung của thỏ cô lập nhận thấy nước sắc của ngũ vị tử có khả năng kích thích đồng nhất ở tử cung có thai/ không có thai. Vì vậy thảo dược này có thể dùng hỗ trợ trong việc phá thai.
- Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc từ dược liệu tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nhằm kích thích hoạt động hô hấp. Ngũ vị tử được sử dụng để hỗ trợ triệu chứng suy hô hấp do điều trị bằng Morphine.
- Tác dụng đối với xúc giác: Nước sắc từ thảo dược có khả năng tăng độ nhận biết của xúc giác, đồng thời tăng nhãn trường và nhãn lực ở người có thể trạng khỏe mạnh.
- Tác dụng đối với hệ tim mạch: Dịch Alcol của thảo dược có tác dụng giãn mạch. Khi chích 1 lượng lớn thuốc thì nhận thấy có khả năng hạ huyết áp.
- Tác dụng chuyển hóa: Nước sắc từ dược liệu có khả năng dữ trự glucose và glycogen ở gan, đồng thời làm tăng mức acid lactic.
- Tác dụng điều trị viêm nhiễm gan không gây vàng da.
- Dịch cồn từ dược liệu có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, phó thương hàn, cầu khuẩn viêm phổi và trực khuẩn mủ xanh.
Lưu ý:
- Dùng với bệnh ho do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chín mới nên dùng.
- Phụ nữ mang thai, người bị động kinh, viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng
- Người có nhiệt thịnh, mới phát ban hoặc ho giai đoạn đầu không nên dùng
- Người bị viêm phế quản mới phát, gây sốt và ho không nên sử dụng.