Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Nhân Trần - Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 14/04/2020

Nhân Trần

Nhân Trần - Công năng và tác dụng 

Cây Bồ bồ, còn gọi là Nhân trần bồ bồ Andenosma indianum (Lour.) Merr. Với công dụng như nhân trần.

Ngoài ra còn có các loài của Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia và Châu Đại Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng, bãi trống ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Adenosmatis Caerulei.

Có thể thu hái toàn cây vào mùa hè, thu khi cây đang ra hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô.

Tên khoa học: Adenosma caeruleum R.Br.

Thuộc họ: Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính bình.

Quy kinh: quy vào kinh can, đởm, bang quang

Công năng: thanh nhiệt táo thấp, khư phong, lợi niệu, tiêu viêm.

Chủ trị: 

  • Chữa hoàng đản (vàng da, vàng mắt do viêm gan, xơ gan) thể dương hoàng (cấp tính). Nhân trần dùng kết hợp với quả Dành dành (Chi tử) để chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em.
  • Tiểu tiện vàng đục và ít.
  • Chữa cảm mạo phong nhiệt làm ra mồ hôi và lợi tiểu.
  • Dùng cho phụ nữ sau sinh ăn chậm tiêu. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu.
  • Chống ngứa, dị ứng, mày đay.
  • Chữa viêm mủ da bằng cách lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.

Thành phần hóa học:

Trong cây có saponin triterpenic, flavonoid, acid nhân thơm, coumarin và tinh dầu. Cả cây có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol.

Hàm lượng: 8-16g/ ngày.

Cách dùng: Sắc, hãm, nấu cao.

Lưu ý:

Nhân trần giúp mát gan lợi mật, nhưng nếu không có bệnh thì không nên dùng quá nhiều và dùng liên tục hàang ngày. Vì khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
 

Tags : Nhân trần Điều trị viêm gan