-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phòng Phong - Công năng và tác dụng
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 30/04/2020
Phòng Phong
(Radix Ledebouriellae seseloidis)
Phòng phong còn có tên gọi khác là: Bỉnh phong, Hồi thảo, Lan căn, Đồng vân, Bắc phòng phong, Hồi vân, Bạch phi, Thanh phòng phong, Hoàng phòng phong, Bách chi, Hồi tàn, Hồi thảo, Sơn hoa trà, Tục huyền.
Phòng phong mọc ở Trung Quốc.
Bộ phận dùng:
Dùng rễ của một số cây khác nhau như:
- Phòng phong hay Thiên phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.)
- Vân phòng phong hay Trúc diệp phòng phong (Seseli delavayi Franch.)
- Loại Phòng phong của Trung Quốc thường dùng có hình dùi tròn goặc hình trụ tròn, hơi cong.
Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff.
Thuộc họ Hoa Tán: Apiaceae.
Tính vị: vị cay, ngọt; tính ấm.
Quy kinh: quy vào kinh can, bàng quang.
Công năng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Ngoại cảm phong hàn: xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho
- Đầu đau, chóng mặt, sợ gió, phong hành khắp toàn thân, xương đau nhức, phiền, trướng,…
- Chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu.
- Mồ hôi ra nhiều: tự hãn, đạo hãn.
- Mắt đỏ , chảy nước mắt, lậu hạ, băng trung
Thành phần hóa học:
Chứa nhiều tinh dầu, Manit, chất có Phenola Glucosid đắng, đường, acid hữu cơ, Manitol, Phenol, Xanthotoxin, Anomalin, Scopolatin, Marmesin , Panaxynol Falcarinol, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 8-Dien-4, 6-Diyn-3, 10-diol, Saposhnikovan.
Hàm lượng: 8-12g/ ngày.
Cách dùng: Sắc uống.
Lưu ý:
Những người âm hư hỏa vượng không có phong tà không nên dùng.
Phòng phong còn giúp trừ độc tính của phụ tử.
Tags :
phòng phong