-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Râu Ngô - Công năng và chủ trị
Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 17/06/2020
Râu Ngô
(Stigmata Maydis)
Râu Ngô còn có tên gọi khác là: ngọc mễ tu.
Cây ngô gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Ở nước ta, ngô được trồng nhiều nhất ở các vùng nông thôn miền Bắc.
Bộ phận dùng:
- Dùng râu ngô (vòi nhuỵ)
- Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt.
Tên khoa học: - Zea mays L.
Thuộc họ: Lúa - Poaceae.
Tính vị: vị ngọt; tính bình.
Quy kinh: quy vào kinh can, thận.
Công năng: Lợi niệu, lợi mật
Chủ trị:
- Phù thũng, tiểu tiện khó khăn
- Đái buốt, sỏi niệu đạo
- Chữa viêm gan, tắc mật, bài tiết mật của gan bị trở ngại
Thành phần hóa học:
- Trong Râu ngô có chứa: 4 – 5% chất khoáng giàu muối Kali, đường, 2,8% Lipid, Sterol như Sitosterol và Stigmasterol, Tanin, tinh dầu, Allantoin.
- Trong 1 gram Râu ngô có chứa 1600 đơn vị sinh lý Vitamin K, Vitamin C.
Hàm lượng: 12 – 24g/ngày
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng dược lý:
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng bilirubin trong máu cũng giảm, lượng protrombin trong máu tăng lên và do đó làm cho máu đông nhanh. Vì vậy, trên lâm sàng còn dùng để cầm máu, giảm đau trong bệnh gan mật.
Lưu ý:
- Tuy râu ngô rất mát, có thể dùng thường xuyên, nhưng cũng không nên quá lạm dụng nước này. Mỗi người nên uống khoảng 1 tháng tầm 10 ngày uống. Không nên uống quá nhiều.
- Râu ngô rất tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú, vì nó cung cấp một lượng vitamin K rất nhiều, giúp cung cấp máu cho cơ thể. Nó còn có thể dùng được cho trẻ nhỏ, giúp trẻ hay ăn hơn, kích thích ăn ngon cho trẻ.