Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Sinh Khương - Công năng và tác dụng

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 10/04/2020

Sinh Khương

(Rhizoma Zingiberis)

Sinh khương chính là gừng tươi, rất quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bộ phận dùng:

Dùng thân rễ đào vào tháng 9-10. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành lát và nghiền để chiết nước hoặc lột vỏ để sử dụng.

  • Gừng tươi là sinh khương
  • Gừng khô gọi là can khương.
  • Gừng khô đã qua bào chế gọi là bào khương.
  • Gừng sao cháy là thán khương (cầm máu).
  • Vỏ gừng tươi là khương bì (lợi tiểu, tiêu phù thũng).
  • Gừng đã qua nướng gọi là ổi khương.

Tên khoa học: Zingiber officinale (Willd.) Roscoe

Thuộc họ gừng: Zingiberaceae

Sinh khương thuộc chương thuốc giải biểu, và nằm trong nhóm thuốc phát tán phong hàn.

Tính vị: vị cay, tính ấm.

Quy kinh: quy vào kinh phế, tỳ, vị, thận.

Công năng: Tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.

Chủ trị: 

  • Phát tán phong hàn: dùng chữa cảm mạo do phong hàn gây ra. Có thể dùng độc vị, hoặc phối với Bạch chỉ, kinh giới, tía tô, v.v… 
  • Phòng cảm lạnh: sau khi đi ra gió, hoặc đi mưa có thể pha một cốc trà gừng nóng để uống phòng cảm lạnh rất tốt, có thể uống với đường hoặc mật ong.
  • Làm ấm vị (ấm dạ dày), giúp cầm nôn khi bị cảm lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng khó tiêu, dùng gừng nướng 1 củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.
  • Hóa đờm chỉ ho (giúp tiêu đờm, giảm ho): chữa ho do lạnh có thể dùng độc vị hoặc phối với tô tử, hạnh nhân, cát cánh,…
  • Giải độc và làm giảm độc tính của các vị thuốc: nam tinh, bán hạ, phụ tử. Giải độc, giải dị ứng khi ăn hải sản bị dị ứng.
  • Dùng gừng để cứu huyệt vị, gừng còn giúp làm mất mùi hôi tanh của hươu nai, xương động vật khi nấu cao.

Tác dụng dược lý:

Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. Ví dụ như: trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, khuẩn nấm T.violaceum, trùng roi âm đạo Trichomonas

Sinh khương có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng chống viêm loét, bảo vệ gan, lợi mật, chống viêm, giải nhiệt, kháng khuẩn, giảm đau, cầm nôn. Người bình thường nhai Sinh khương có thể tăng huyết áp.

Hàm lượng: 4-12g/ngày. Dùng liều phù hợp, nếu cho nhiều quá sẽ rất nóng.

Lưu ý:

Sinh khương trợ hỏa thương âm, cho nên người nhiệt thịnh và âm hư nội nhiệt kỵ uống.

Bệnh nhân huyết áp cao không nên dùng gừng (vì gừng có tác dụng làm tăng huyết áp).

Những người ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt không nên dùng.

Tags : gừng sinh khương