Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Thông Thảo - Công năng và tác dụng 

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 12/05/2020

Thông Thảo

(Medulla Tetrapanacis)

Thông Thảo - Công năng và tác dụng 

Lõi thông thảo phơi khô

Thông thảo còn được biết đến với tên gọi khác là: Thông thảo, Thông thoát mộc, Thông thoát – Co tang nốc (Thái)

Cây mọc ở rừng ẩm Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn tới Đắc Lắc. Cũng phân bố ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng: 

Dùng lõi xốp trắng của cây thông thảo.

Người ta thu lõi của cây thông thảo. Họ chặt lấy thân cây đem về chia thành từng đoạn dài 30cm hay hơn, phơi khô, rồi dùng một gậy gỗ thân tròn, đường kính bằng lõi cây Thông thảo để đẩy lõi ra. Sau đó lại tiếp tục phơi cho thật khô chứ không sấy. Khi dùng thái lát mỏng.

Thông Thảo - Công năng và tác dụng 

Thông thảo phơi khô thái lát mỏng

Tên khoa học: Tetrapanax papyriferus (Hook.) K. Koch.

Thuộc họ: Nhân sâm - Araliaceae.

Tính vị: vị ngọt, nhạt; tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh phế, vị.

Công năng: Lợi niệu, thanh thấp nhiệt, lợi sữa.

Chủ trị: 

  • Lợi thấp, lợi niệu, thông lâm: chữa phù do thấp nhiệt, nước tiểu ít, đỏ.
  • Hành khí thông sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh sữa ít, tắc.

Thành phần hóa học:

Trong thông thảo có chứa inositol, polysaccharit, lactose, acid galacturonic.

Hàm lượng: 4 – 12 g/ngày

Cách dùng: 

  • Sắc uống. 
  • Muốn lợi sữa có thể hầm chân giò với thông thảo.

Lưu ý: Những người không có thấp nhiệt, không bí tiểu tiện không dùng.

Tags : Thông thảo