Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Tiền Hồ - Công năng và tác dụng

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 15/05/2020

Tiền Hồ 

(Radix Peucedani)

Tiền Hồ - Công năng và tác dụng 

Tiền hồ còn được biết đến với tên gọi khác là: quy nam, tử hoa tiền hồ, thổ dương quỳ, sạ hương thái.

Loài của Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên). Cây mọc hoang ở rìa rừng, đồi cỏ Lạng Sơn (Đồng Đăng, núi Mâu Sơn), Hà Giang, Quảng Ninh (Quảng Yên). Nay được trồng ở nhiều nơi làm thuốc.

Bộ phận dùng: 

Rễ của cây Bạch hoa tiền hồ hoặc Tử hoa tiền hồ

Thu hái rễ vào mùa thu đông, sau đó rửa sạch, phơi khô dùng.

Tên khoa học: Tử hoa tiền hồ - Peucedanum decuraivum maxim; Bạch hoa tiền hồ - Peucedanum praeruptorum Dunn.

Thuộc họ: Hoa tán - Umelliferae. 

Tính vị: vị cay, đắng; tính hơi hàn.

Quy kinh: quy vào kinh phế, tỳ.

Công năng: Tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm.

Chủ trị: 

  • Chữa phong nhiệt sinh ho, nhiều đờm, đàm nhiệt, suyễn mãn, đờm nhiều vàng đặc.
  • Nhọt độc
  • Đau dây thần kinh
  • Chứng cảm mạo phong nhiệt, đau đầu phát sốt, viêm khí quản, ho, suyễn thở, ho bách nhật, khí nghịch làm tức ngực.

Thành phần hóa học:

  • Trong tiền hồ, người ta phân tích thấy có chất glucozit còn gọi là nodakenin có công thức C20H24O9' tinh dầu, tanin, spongosterola.
  • Chất nodakenin, khi thuỷ phân sẽ cho nodakenitin hay nodagenin C14H24O9 và glucoza.
  • Nodakenin có độ chảy 215 độ c, tan trong ête, dầu hoả, benzen.
  • Nodakentin có độ chảy 185 độ C.

Hàm lượng: 6 – 12 g/ngày

Cách dùng: Sắc uống. 

Lưu ý: 

  • Không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm hàn, loãng.
  • Dùng ngoài trị nhọt độc, hoà với rượu đắp trị thấp khớp.