Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Xạ Can - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 27/05/2020

Xạ Can 

(Rẻ quạt)

Xạ can còn được biết đến với tên gọi khác là: Ô bồ, Ô phiến, Hoàng viễn, Ô siếp, Dạ can, Ô xuy, Thảo khương, Quỷ phiến, Phượng dực, Biển trúc căn, Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu, Lãnh thủy đơn, Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp, Rẻ quạt, Biển Trúc.

Là loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh và làm thuốc.

Bộ phận dùng: 

  • Thân rễ
  • Có thể dùng tươi (rửa sạch, giã với ít muối) hoặc rửa sạch phơi khô hay sấy khô, khi dùng ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi khô, dùng dần.

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Thuộc họ: La dơn – Iridaceae.

Tính vị: vị đắng; tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh phế, can.

Công năng: thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm

Chủ trị: 

  • Viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch
  • Sang độc sưng đau; trong tai đau nhức, sưng amygdal, sưng vú, tắc tia sữa.
  • Chữa phù, bí đại tiểu tiện.
  • Ðau bụng khi thấy kinh.

Thành phần hóa học: Trong cây có Irigenin, Tectorigenin, Tectoridin, Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A, Irisflorentin, Iridin, Noririsflorentin.

Hàm lượng: 3 - 6g/ngày

Cách dùng: Sắc uống hoặc dùng ngoài.

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai không dùng
  • Ở Thái Lan, người ta dùng lá trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Dùng ngoài, giã thân rễ tươi với ít muối, vắt lấy nước ngậm nuốt dần, bã đắp tại chỗ đau.
  • Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
  • Dùng ngoài trị vết thương trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.