Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 6: 14h-19h (Thứ 7-Chủ nhật: 09h-19h)

038.605.2900 - 090.421.9595

Xích Tiểu Đậu - Công năng và chủ trị

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 09/06/2020

Xích Tiểu Đậu 

(Semen Phaseoli)

Xích Tiểu Đậu - Công năng và chủ trị

Xích tiểu đậu còn có tên gọi khác là: Đậu đỏ, Mễ xích, Mao sài xích…

Gốc ở Nhật Bản, được trồng từ lâu tại Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Ðông Nam á cho tới tận Hawai, Nam Hoa Kỳ, Angola, Zaia, Kenya, Thái Lan, Niu Zeland và Nam Mỹ châu. Ở nước ta, cây cũng có trồng để lấy hạt (Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh). 

Bộ phận dùng: Dùng hạt của cây đậu đỏ

Tên khoa học: - Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi.

Thuộc họ: Đậu - Fabaceae.

Tính vị: vị ngọt, hơi chua; tính bình.

Quy kinh: quy vào kinh tâm, tiểu trường.

Công năng: Lợi niệu, hoạt huyết và trừ mủ.

Chủ trị: 

  • Trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ
  • Trị tiểu tiện khó, đái buốt dắt
  • Chữa phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa
  • Chữa đau dạ dày - ruột, tả, lỵ

Thành phần hóa học: 

Hạt khô chứa nước 10,8%, protid 19,9%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ 7,8%, tro 4,3%. Hạt còn chứa ,- globulin, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt. 

Hàm lượng: 20 - 40g/ngày

Cách dùng: 

  • Sắc uống
  • Dùng ngoài giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.

Lưu ý:

  • Đậu đỏ chứa hàm lượng lectin cao nhất trong tất cả các loại đậu. 
  • Lectin là chất rất dễ gây ngộ độc nhất là khi dung nạp với liều lượng lớn. Chính vì thế, khi dùng cần sơ chế để loại bỏ lectin bằng cách: ngâm với nước trong 3 – 5 giờ. Tuyệt đối không sử dụng đậu ở dạng sống và chú ý thời gian nấu đậu phải từ 10 phút trở lên. 
  • Một số triệu chứng ngộ độc đậu đỏ thường gặp là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội…